| Hotline: 0983.970.780

Đào ao chống hạn

Thứ Sáu 20/03/2015 , 09:09 (GMT+7)

Về thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận những ngày này, hình ảnh chúng tôi bắt gặp là hàng chục "ao" lớn, nhỏ được nông dân đào... dưới lòng hồ Bàu Tró để lấy nước tưới cây trồng.

Loay hoay bơm tưới 2 sào nho đang thời kỳ thu hoạch từ nguồn nước đào ao mắc đường ống dẫn dài hơn nửa cây số, ông Nguyễn Quân, một người dân ở thôn này cho biết: “Chưa năm nào hạn nặng như năm nay. Từ năm 2014 đến nay, trời vẫn không có mưa. Nguồn nước các ao, hồ, suối quanh làng đều cạn kiệt đe dọa SXNN. Do nỗ lực đào ao, khoan giếng để lấy nước tưới nên cây nho, tỏi, hành không bị chết khô”.

Theo ông Quân, để đào 1 cái ao cung cấp nước tưới bà con tốn từ 15 -30 triệu đồng chưa kể chi phí đường ống dẫn nước và đường điện. Số tiền này đối với hộ nông dân là quá lớn.

Tuy nhiên để giảm chi phí, bà con có rẫy gần nhau lập 1 nhóm từ 3 - 5 hộ góp tiền đào ao chung và thay nhau bơm tưới luân phiên. Không những thế, họ còn lắp đặt hệ thống tưới phun béc để tiết kiệm nguồn nước.

Nhờ cách làm sáng tạo nên cây nho vẫn cho năng suất ổn định khoảng 2 tấn/sào. Với giá nho hiện nay khoảng 15.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí bà con vẫn lãi trên 15 triệu đ/sào.

Còn ông Nguyễn Đức Phước, người cùng thôn cho hay, mặc dù cách chống hạn này của bà con đã cứu được cây trồng, rau màu nhưng với thời tiết vẫn cứ nắng hạn trong thời gian tới thì nguồn nước ao khó đảm bảo. Bởi hiện nay nhiều ao mà bà con đào cũng đã cạn nước, trơ cả đáy phải tiếp tục đào ao sâu hơn.

Ông Võ Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải cho biết, toàn xã có 90 ha nho và 95 ha rau màu tập trung chủ yếu tại thôn Thái An.

Nắng hạn kéo dài nên nguồn nước tưới đã cạn kiệt. Hiện chỉ có hồ Ngọt trên địa bàn là còn nước, nhưng chỉ ưu tiên số nước ít ỏi dành cho sinh hoạt và gia súc.

14-18-29_nong-dn-o-thon-thi-n-con-tuoi-bng-phun-bec-de-tiet-kiem-nuoc-trong-thoi-tiet-nng-hn
Nông dân thôn Thái An tưới bằng phun béc để tiết kiệm nước

Để đảm bảo SX, địa phương đã tuyên truyền vận động người dân nỗ lực chống hạn bằng nhiều hình thức như đào ao, khoan giếng, tưới tiết kiệm.

Đến nay bà con đã tự đào ao khoảng 100 ao ở các khu vực hồ Bàu Tró, ao Bàu Đình với kinh phí hàng tỷ đồng để cứu hoa màu. Ngoài ra bà con còn áp dụng hệ thống tưới phun mưa để tiết nguồn nước ít ỏi trên 70% diện tích.

Tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), nông dân nơi đây cũng đang nỗ lực chống hạn bằng cách khoan giếng để lấy nước tưới rau màu. Ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Mỹ Tường cho biết, nắng hạn kéo dài khiến nguồn nước SX ở đây bị nhiễm mặn. Trong khi cây hành, tỏi bà con trồng đang ở giai đoạn cần nước. Vì vậy nếu không "tự mình cứu mình" bằng cách khoan giếng bơm tưới thì xem như mất trắng.

“Gia đình tôi trồng hơn 3 sào tỏi, hành. Năm nay hạn hán nên SX rất vất vả. Tôi bỏ gần 15 triệu đồng để khoan giếng. Nhưng nguồn nước hiện nay cũng đang gần cạn kiệt nên phải tưới tiết kiệm”, ông Hùng chia sẻ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm