| Hotline: 0983.970.780

Đào mộ người chết “chữa bệnh” người sống

Thứ Ba 22/03/2011 , 09:50 (GMT+7)

Thôn Xuân Thiên Thượng, xã Vinh Xuân (TT-Huế) mấy ngày nay bỗng xôn xao bởi vụ việc người sống vác cuốc, thuổng đi “bới” mồ người chết để “chữa bệnh” cho con cháu trong gia đình.

Phần mộ của cụ C. nơi xảy ra vụ việc đào mộ người chết ''chữa bệnh'' người sống

Tục đào mồ người chết trong họ hàng “trấn yểm” để chữa bệnh cho người sống mới nghe qua tưởng chừng chỉ tồn tại trong chế độ phong kiến. Ấy thế mà, tập tục này sau một thời gian lắng xuống như một đống tro tàn, giờ lại “bén lửa” trở lại ở Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế.

Thôn Xuân Thiên Thượng, xã Vinh Xuân mấy ngày nay bỗng xôn xao bởi vụ việc người sống vác cuốc, thuổng đi “bới” mồ người chết để “chữa bệnh” cho con cháu trong gia đình. Họ quan niệm rằng con cháu trong họ tộc (nhất là trẻ em) bị đau ốm là do người vừa nằm xuống muốn bắt mang đi. Muốn hóa giải con “ma trùng” đó chỉ có cách đào mồ người chết, tẩm dầu đốt để yểm bùa mới hết được.

Theo biên bản tường trình lại sự việc được lập tại UBND xã Vinh Xuân, sự việc xảy ra vào chiều ngày 4/3, tại thôn Xuân Thiên Thượng, mộ ông Phạm C. (85 tuổi) vừa mất chưa đầy một tháng, mồ chưa yên, mả chưa đẹp đã bị hai người đàn ông cùng họ hàng, trú cùng thôn trên là ông Phạm Phúc và Phạm Hến vác xẻng đến mộ ông C. đào một hố sâu bên mộ chừng 50-60cm, đổ lá khô, rơm rạ vào hố rồi tẩm dầu đốt.

Lý do hai người đàn ông này đưa ra là do họ có đứa cháu gái ở Sài Gòn là cháu Phạm Thị Khánh My không biết vì lý do gì đã lên cơn co giật, trợn mắt, nằm sốt li bì. Bố của cháu My là anh Phạm Cư (sinh năm 1976, là con trai ông Phạm Hến) sau khi đi xem bói, được thầy bói phán là do có người thân trong họ tộc vừa qua đời “bắt” đi nên đã liên lạc với gia đình ở Huế để tìm cách “giải bùa” cho con gái. Vừa nghe con trai trình này bệnh tình của cháu gái, ông Phạm Hến đã “làm phép” gọi tên đứa cháu gái mình về ăn cơm (thực chất cháu My đang ở Sài Gòn). Sau đó ông Hến cùng ông Phúc giữa đêm khuya khoắt vác cuốc, xẻng ra mộ cụ C. đào bới nhằm “yểm bùa” hóa giải bệnh cho cháu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lưu- Trưởng Công an xã Vinh Xuân cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi cùng lãnh đạo xã đã có mặt tại hiện trường, lập biên bản sự việc. Ngày 5/3, đã có cuộc hòa giải giữa các hộ gia đình liên quan, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phạm Hến và Phạm Phúc về hành vi xâm phạm đến mồ mả của người khác. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi sẽ thực hiện chính sách tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ hủ tục lạc hậu này”.

Thực hiện xong, anh Cư điện từ Sài Gòn ra bảo cháu My đã hết bệnh. Thấy vậy, ông Hến và ông Phúc đến trước ngõ nhà ông Phạm Tiến dõng dạc “tuyên bố”: “Tao đã bới mả cha mày”. Anh Phạm Tiến (42 tuổi, con trai cụ C.) nghe tin, bỏ công việc trên thành phố Huế trở về, vì quá bức xúc trước sự xúc phạm trắng trợn đã xách dao toan hành hung hai người đàn ông đào mộ. Sự việc chỉ chấm dứt khi được người dân Xuân Thiên Thượng can ngăn và chính quyền địa phương vào cuộc.

 Theo bản tường trình của hai ông Phạm Hến và Phạm Phúc được lập tại UBND xã Vinh Xuân, trước đây vào năm 2006, ông Hến cũng đã từng đào mộ một người phụ nữ để “chữa bệnh” cho người thân trong nhà. Nhiều cụ cao niên ở Vinh Xuân cho biết, tục đào mộ người chết chữa bệnh cho người sống ở địa phương này đã có từ xưa truyền lại, tồn tại trong 3 dòng họ Lê, họ Võ và họ Phạm. Người dân ở đây quan niệm rằng, sau khi có người trong họ hàng qua đời, những trẻ nhỏ hay khóc, đau ốm, khó nuôi dưỡng là do người vừa khuất trở về muốn “bắt” mang đi. Để hóa giải nó chỉ có cách đào mộ người chết, tẩm dầu đốt hoặc lấy dùi sắt xuyên qua thi thể người chết mới chấm dứt được.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm