| Hotline: 0983.970.780

Đảo nhân tạo ở Biển Đông: Mục tiêu 'dễ xơi' với Mỹ

Thứ Năm 02/07/2015 , 11:30 (GMT+7)

Các công trình quân sự và đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông chẳng qua chỉ là "mục tiêu dễ trúng" của lực lượng vũ trang Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột hải quân.

Các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc cùng chung nhận định.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Defence News của Mỹ, ông Ian Easton - chuyên gia quốc phòng về Trung Quốc của Viện Dự án 2049 tại Washington, ông Wallace Gregson - cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh Châu Á Thái Bình Dương, và ông Zhu Feng - chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh Trung Quốc, đều đồng tình rằng, nỗ lực bồi đắp đảo trái phép và quân sự hoá trên các đảo chiếm đóng ở Biển Đông "sẽ không tồn tại được lâu trong một cuộc chiến với Mỹ".

Tuy nhiên, các chuyên gia này lại có những nhận định riêng. "Như vậy, tuyên bố của Mỹ rằng chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc là nỗ lực quân sự không có gì hơn là "thuyết âm mưu" - ông Zhu nói.

"Nếu những hòn đảo được quân sự hoá chỉ là những mục tiêu dễ dàng của quân đội Mỹ, thì việc cải tạo đảo chẳng có ý nghĩa gì, không thay đổi được gì" - chuyên gia Zhu nhận định, đồng thời cảnh báo việc Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực chỉ làm gia tăng căng thẳng không cần thiết.

Về phần mình, ông Easton cho rằng, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA coi việc quân sự hoá các hòn đảo là nhằm "thiết lập một vành đai phòng thủ bên ngoài để mở rộng mạng lưới tấn công chính xác".

Ông Easton nói thêm, các cơ sở quân sự sẽ "cho phép tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ máy bay trên đảo, từ tàu ngầm ở đó, và từ các bãi phóng tên lửa hành trình trên đảo".

Tương tự như vậy, chuyên gia Gregson cũng cho rằng, các cơ sở quân sự sẽ cho phép PLA "phủ sóng radar, tín hiệu tình báo và thông tin trên không ở khắp Biển Đông".

Trung Quốc vẫn một mực ngang nhiên tuyên bố các hoạt động ở Biển Đông phục vụ chủ yếu cho các mục đích quân sự, như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ, an toàn nghề cá, bảo tồn biển và nghiên cứu khoa học.

Trong khi đó, Mỹ, Philippines và nhiều nước cáo buộc Trung Quốc cố tình củng cố yêu sách chủ quyền. Giới chức Mỹ cam kết tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải. Nhật Bản cũng được cho là bắt đầu giám sát chặt chẽ tại đây.

Want China Times/Lao Động

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm