| Hotline: 0983.970.780

Đào Nhật Tân xuống phố sớm

Thứ Sáu 23/12/2011 , 12:36 (GMT+7)

Tại những vùng chuyên trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội như làng đào Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ), Đông Ngạc (Từ Liêm)… người trồng đào đang thấp thỏm ngóng thời tiết.

Chỉ khoảng một tháng nữa là đến Tết Nhâm Thìn, tại những vùng chuyên trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội như làng đào Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ), Đông Ngạc (Từ Liêm)… người trồng đào đang thấp thỏm ngóng thời tiết.

Vào thời điểm này, trên những tuyến phố Hà Nội, đặc biệt tại chợ hoa Quảng An, phường Quảng An, Tây Hồ (một trong những chợ hoa lớn của Hà Nội) đào đã được bày bán khắp nơi. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua thì chủ quầy hàng đon đả: Đào Nhật Tân chính cống chú ơi! Giá mỗi cành từ 100 đến 150 ngàn đồng, chọn thoải mái. Một chủ bán đào than thở: “Vào dịp tết thì những cành đào này ít nhất phải bán được 300 đến 400 ngàn đồng. Biết rẻ nhưng chúng tôi cũng phải cắt bán nếu không thì chỉ có đem vứt hoặc chăm sóc chờ tết năm sau”.

Có mặt tại những vườn đào Nhật Tân dịp này, một điều dễ nhận thấy là một số cây đào đã nở hoa rực rỡ. Các chủ vườn đào ai nấy đều có mặt tại vườn chăm sóc, phần nữa thì trông ngóng xem có khách nào đến đặt đào về chơi tết. Ông Trần Tiến Dũng, chủ vườn đào có diện tích 1.500m2 với 300 gốc gồm hai loại hồng đào và bích đào, buồn bã: “Năm nay mùa đông đến muộn và những ngày này thời tiết thất thường, chúng tôi không biết đường nào mà tính. Mùa đông mà có những ngày nắng. Thời tiết thay đổi liên tục, nắng được vài ngày lại chuyển qua rét”.

Tại vườn đào của ông Dũng hiện đã có một số cây nở hoa và nụ hoa cập kè tung nở, ông Dũng chia sẻ: “Như năm trước chúng tôi biết được rét thì “chống cháy” bằng cách thắp bóng điện ép đào nở. Còn năm nay, chưa biết thời tiết sẽ diễn biến thế nào, song theo kinh nghiệm vẫn phải mạnh dạn tuốt lá dần cho cây. Nếu đến gần tết có nhiều đợt rét đậm, tuốt muộn quá, cây sẽ bật nụ, bung hoa chậm. Những cây đã nở rồi nếu mà trời rét thì số cây này còn bán được, nếu nắng lên thì coi như xong. Chờ tết năm sau bán thôi”.

Số cây đào nở hoa, được ông Dũng cắt hết cành đem bán kiếm ít tiền vốn. Ông để lại gốc cây và ghép cành tạo thế chờ sang năm. Ông Dũng cho biết: “Trúng vào dịp tết số đào nở sớm này bán được 300 - 400 nghìn đồng/cành. Nhưng giờ phải cắt đi bán chỉ được 100 đến 150 ngàn đồng. Tuy nhiên, chưa đến tết nên cũng chưa ai mua cả, để mấy hôm không bán được đem vứt. Số cây này công chăm sóc cả năm coi như mất trắng”...

  Đã hơn 20 năm gắn bó với cây đào, khi hỏi về giá đào năm nay thế nào, ông Dũng lý giải: “Hầu hết các vườn đều có cây đã ra hoa bói nhưng bây giờ vẫn hơi sớm để đưa ra dự đoán mùa đào năm nay được mùa hay thất bát. Ít nhất khoảng nửa tháng nữa mới có thể biết rõ được. Mấy hôm nay trời se lạnh dễ tạo nụ nhưng biết đâu thời gian tới lại đại hàn hay nắng nóng kéo dài như hồi tháng trước thì hoa sẽ nở và tết có thể thiếu đào”.

 Theo kinh nghiệm của người trồng đào Nhật Tân, cây đào phụ thuộc đến 70% vào thời tiết. Ông Dũng cũng cho hay: “Việc thắp điện, tuốt lá, làm giàn che chỉ ép đào nở nhưng chẳng ăn thua. Nếu đào có nở hoa thì cũng không đẹp được. Trồng đào dù có kỹ thuật tốt nhưng không gặp thời tiết thuận lợi thì hoa cũng không ra đúng hẹn”.

Trong khi những chủ vườn đào lo lắng về thời tiết bất thường năm nay, thì những chủ vườn quất ở Thủ đô Hà Nội có vẻ yên tâm. Tại làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ, họ có một mùa quất tết đầy hứa hẹn. Những cây quất trái đã ngả sang màu vàng, chủ nhân đang gom cành lại với nhau. Tuy còn một tháng nữa mới đến tết nhưng nhiều lái buôn về đây chọn cây “đặt cọc” trả tiền mua trước nhiều vườn quất.

Ông Nguyễn Văn Lưu chủ vườn 300 gốc quất làng Tứ Liên cho hay: “Năm nay do giá cây giống cao và chi phí đầu tư, chăm sóc cho cây như công đảo gốc, gò cây cũng “đội lên” nên có thể giá quất cảnh năm nay sẽ cũng cao hơn năm trước một chút. Cụ thể, giá quất cảnh sẽ dao động khoảng từ 250.000 đồng đến 5 triệu đồng/gốc”.

Ông Trần Văn Hùng, chủ vườn đào 250 gốc nhưng nay ông đã chọn những gốc đẹp cho ra gần đường để chào khách. Mặc dù chưa biết được diễn biến thời tiết sẽ thế nào nhưng ông Hùng cho rằng: “Cách tết khoảng 25 ngày nếu thời tiết rét thì chúng tôi đỏ điện ép đào ra hoa. Còn trời nắng nóng kéo dài thì tưới nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Mấy năm qua mất mùa liên tục nên người dân trồng đào Nhật Tân thường đưa ra hai phương pháp. Một là chăm sóc những cây nở sớm nếu trời rét sẽ bán đúng dịp tết. Còn một số cây chăm sóc nở muộn và gần tết nắng nóng thì đào sẽ nở. Do đó, rét hay nắng nóng làng Nhật Tân vẫn có đào phục vụ tết”.

Có mặt tại những vườn đào, anh Minh- một thương lái chuyên săn đào đi tiêu thụ các tỉnh thành cho biết: “Năm nay tại những vườn đào Nhật Tân, số cây đã nở chỉ cần một tuần nắng nóng thì nở tung hết. Tuy nhiên, số chưa nở còn đang chờ vào thời tiết, do đó tôi chưa dám đặt cọc cây nào”. Theo như anh Minh, nguyên nhân đào nở sớm là người trồng đào nghĩ rằng trời sẽ lạnh kéo dài như năm ngoái. Hơn nữa, năm nay tết sớm một tháng nên đã tuốt lá sớm để đào kịp tết. Không nhưng ở Nhật Tân mà nhiều làng đào khác ở miền Bắc cũng đã đua nở.

Còn một tháng nữa mới đến tết nhưng có nhiều người đã đến chọn đào và đặt cọc. Với tình hình này, dễ có nguy cơ “cháy” đào ngày tết. Giá đào “chính hãng” Nhật Tân, Phú Thượng cũng sẽ cao hơn so với năm ngoái nhiều, anh Minh nhận định.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm