| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo 60.000 cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề

Thứ Ba 05/08/2014 , 09:23 (GMT+7)

Từ khi thành lập đến nay, Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên đã đào tạo được gần 60.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên (tiền thân là Trường Trung cấp Cơ khí - Luyện kim được thành lập ngày 25/5/1962, nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho Khu Công nghiệp Gang thép Thái Nguyên với 2 ngành nghề: Cơ khí chế tạo và các chuyên ngành thuộc nhóm ngành luyện kim.

Căn cứ vào nhu cầu xã hội và năng lực của trường, ngày 22/4/2002, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định thành lập trường CĐ Cơ khí - Luyện kim, thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương).

Hiện, nhà trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên gần 300 người, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ gần 70%; năng lực đào tạo phủ hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghiệp như: Điện, Điện tử tự động hóa, Điện tử viễn thông, Hóa phân tích, Công nghệ thông tin, Kế toán tài chính, Công nghệ Kỹ thuật ô tô… với 11 chuyên ngành đào tạo ở bậc CĐ và Trung cấp chuyên nghiệp; 19 chuyên ngành ở bậc CĐ nghề, Trung cấp nghề.

Quy mô đào tạo của trường đạt từ 5.000 - 6.000 học sinh, sinh viên, có thời điểm lên tới 7.000 - 8.000 HS, SV các hệ.

Trọng điểm và thế mạnh của nhà trường là các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Luyện kim, Công nghệ vật liệu, Cơ khí chế tạo, Điện tử tự động hóa. Trường đã xây dựng và triển khai thí điểm chương trình đào tạo chất lượng cao cho các ngành Cơ khí chế tạo, Điện tử tự động hóa.

Song song với việc phát triển về quy mô, nhà trường luôn đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho HS, SV. Trong những năm qua, nhà trường đã đầu tư hàng tỷ đồng cho công tác biên soạn và in ấn toàn bộ hệ thống giáo trình nội bộ.

Đến nay, 100% các môn học, ngành học đều có giáo trình nội bộ, là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là trong điều kiện giảng dạy theo học chế tín chỉ hiện nay.

Về cơ bản, các chương trình đào tạo của trường khá phù hợp với thực tế, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực. Nhà trường đã tổ chức cho các khoa chuyên môn đi cập nhật thực tế SX để kịp thời có điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp thực tế.

Chính vì vậy mà trong những năm qua, chất lượng HS, SV ra trường luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao, uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định.

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đào tạo được gần 60.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Số HS, SV ra trường đa số có việc làm ngay và được các cơ sở SX đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như khả năng thích ứng với thực tế SX. Qua các năm, Bộ phận hỗ trợ sinh viên tìm việc làm trực thuộc Trung tâm Tuyển sinh của nhà trường đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hầu hết HS, SV ra trường.
Từ những thành tích trên, trường đã được Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Đặc biệt, trong năm học 2011-2012, nhà trường đã mạnh dạn xây dựng và triển khai thí điểm chương trình đào tạo chất lượng cao cho SV hệ CĐ có lực học từ khá trở lên. Đây là chương trình đào tạo chuyên biệt, nhằm tạo ra những con người có năng lực chuyên môn cả về tri thức và kỹ năng thực hành.

Công tác nghiên cứu khoa học cũng được Ban Giám hiệu đặc biệt quan tâm. Năm học 2011-2012 có 18 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 10 đề tài cấp khoa, 8 đề tài cấp trường được nghiệm thu; hơn 40 sáng kiến cải tiến được nghiệm thu và phát huy hiệu quả.

Các đề tài có tính ứng dụng cao như “Cải tạo và phục hồi thiết bị hào tách phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Luyện kim”, “Ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM/CAE trong thiết kế chế tạo Ê tô mâm xoay 2 chiều ”, “Nghiên cứu chuyển giao công nghệ đúc hợp kim màu đối với các chi tiết mỏng và có độ chính xác cao”…

Năm học 2012 - 2013 là năm mà Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường xác định là năm học đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý HS, SV. Nhà trường đã nghiên cứu và áp dụng đồng bộ các biện pháp như sửa đổi, ban hành và áp dụng quy định về công tác giáo viên; tăng cường giám sát chất lượng, thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bên cạnh đó, nhà trường luôn kịp thời nắm bắt các nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực và khai thác các thông tin lao động của các doanh nghiệp. Qua đó, đã tổ chức tư vấn, giới thiệu cho HS, SV có việc làm sau khi tốt nghiệp với tỷ lệ đạt tới 85%.

Trên thực tế, trong những năm qua, nhà trường cũng đã chủ trì hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp trường. Nhiều đề tài đã được chuyển giao áp dụng vào thực tế SX có hiệu quả tại các nhà máy xí nghiệp.

Đặc biệt những năm gần đây nhà trường đã phối hợp với một số viện, trường đại học có uy tín và các tổ chức khoa học trong nước thực hiện thành công nhiều đề tài có giá trị cả về khoa học và thực tiễn.

Bên cạnh đó, nhà trường đã thiết lập được qua hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức Hỗ trợ Lao động và Đào tạo (Liên đoàn Lao động Hà Lan), thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác với một số trường của Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…

(Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên)

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm