| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề ban lẻ rau xanh

Thứ Năm 05/08/2010 , 10:24 (GMT+7)

Không ít người đem bán buôn với giá thấp dù bán lẻ cũng là một nghề.

Cổng phụ của chợ cũng rất đông người ngồi bán.
Chợ Rồng xã Thanh Quang (Nam Sách - Hải Dương) là chợ to thứ nhì của huyện. Thế nhưng, đã không ít người trực tiếp sản xuất ra các loại rau xanh mang vào đến chợ, lại đem bán buôn với giá thấp, trong khi bán lẻ cũng là một nghề.

Chợ Rồng nằm cạnh quốc lộ 37, đoạn đường đi cầu Bình sang thị xã Chí Linh. Các cụ ở đây cho biết: “Chợ này có từ thời Pháp”. Đến năm 1993, chợ được quy hoạch xây dựng mới, nề nếp họp được duy trì, hàng hoá rất phong phú; nhiều nơi ca ngợi: “Chợ Rồng đã thu hút, tiêu thụ mạnh các mặt hàng rau trên địa bàn và các vùng lân cận”. Ngày xã Nam Đồng còn chưa sát nhập về thành phố, có lần đi tập huấn khuyến nông ở thôn Phú Lương, thôn này chỉ cách thành phố chừng năm phút đường xe máy, chúng tôi đã gặp một số bác nông dân ở đấy đang rủ nhau mang rau xanh về chợ Rồng bán, các bác còn cho biết: “Chợ Rồng không những sẵn ô tô đem rau đi Quảng Ninh mà còn đông người mua sáo tại chợ hoặc mang về các đầu thôn, ngõ xóm”. Thực tế, với mười chín năm sống ở cổng chợ này, chúng tôi đã chứng kiến: Hôm nào cũng vậy, khi trời còn chưa sáng rõ, các loại rau xanh từ các ngả đường được lai thồ, gồng gánh vận chuyển vào chợ; kẻ mua, người bán đông dần, tuy tấp nập khẩn trương nhưng đều rất “thuận mua vừa bán” đúng cảnh chợ quê. Tuy nhiên, thông qua giá mua vào và giá bán ra, nhất là những ngày tháng 6 và nửa đầu tháng 7 vừa qua đã lộ rõ một thực trạng: “Người buôn lãi 3, người làm ra lãi 1”. (Ở chỗ: Một mớ rau đay hay rau cải, người làm ra bán 900 đồng, sau khi trừ tất cả các chi phí, được lãi 500 đồng /mớ thì người mua về bán lẻ là 2.500 đồng/mớ ngon ơ).

Cháu Huyền - người quen thuộc ở thôn Cao Đôi xã Hợp Tiến vừa bán buôn ra xong, khi được hỏi nhỏ: “Tại sao không ngồi bán lẻ để lấy lãi cao?”. Thì cháu vô tư chìa đồng tiền polyme mới cứng trong tay và trả lời: “Chú ơi, cháu bán thế này thì thu tiền nó chẵn, hôm nay cháu cũng được 1 trăm ngàn đồng đây này”. Tuy mừng thầm về sự vô tư và biết trân trọng đồng tiền do mình làm ra của cháu, nhưng chúng tôi còn nghĩ khác, có thể do nguyên nhân sau:

Muốn bán lẻ được ở chợ thì phải có chỗ ngồi, thời gian, kiến thức nghề và kỹ năng nhất định. Mặt khác, tiếng là chợ to thứ nhì của huyện nhưng lại được xây dựng từ năm 1993, chợ đông không đủ chỗ cho nhiều người ngồi bán lẻ, trong khi rau xanh là mặt hàng tươi sống. Tâm lý chung của đa số bà con sản xuất ra rau xanh là đều muốn được bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm lấy giá cao, nhưng chưa “hoạch định được cách làm” cụ thể cho mình. Nắng nóng và ít mưa diễn ra trên diện rộng, kéo dài suốt tháng 6 và nửa đầu tháng 7 vừa rồi, lại càng làm cho các loại rau xanh sinh trưởng phát triển kém và lượng rau cần thu mua mang đi nơi khác tăng cao.

Giải pháp khắc phục: Xác định bán lẻ rau xanh cũng là một nghề cần được đào tạo, chợ và một số điểm bán thích hợp khác sẽ thu hút học nghề. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cấp hội nông dân cần tiến hành khảo sát kỹ càng nhằm nắm bắt nhu cầu học nghề bán lẻ rau xanh ở huyện để phòng Lao động - thương binh và xã hội xây dựng dự án đào tạo nghề và bổ sung cán bộ chuyên trách, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời gắn tập huấn sản xuất rau an toàn với tập huấn về mối quan hệ giữa các yếu tố thời tiết với đời sống cây rau để tạo điều kiện cho bà con nông dân làm chủ hơn nữa về năng suất, giá cả và thị trường tiêu thụ. Hiện cả nước đang thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Chương trình Mục tiêu quốc gia với 19 tiêu chí cụ thể, nên chúng tôi đề nghị huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn qui hoạch xây dựng để chợ Rồng xã Thanh Quang sớm trở thành chợ thương mại và dịch vụ có qui mô rộng, có nhiều chỗ ngồi bán lẻ, cũng là kích thích nông dân yêu ruộng yêu vườn và thị trường rau xanh có điều kiện cạnh tranh lành mạnh.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm