| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề cây cao su: Cấp thiết!

Thứ Năm 26/08/2010 , 09:22 (GMT+7)

Các DN trồng cao su đại điền có kinh nghiệm chống đỡ dịch còn cao su tiểu điền thì loay hoay không biết xử trí ra sao, thế mới thấy tính cấp thiết của việc đào tạo nghề cho người trồng cao su.

Thời gian này khi dịch bệnh rụng lá lan tràn trên các cánh rừng cao su ở Đông Nam bộ- trong lúc các DN trồng cao su đại điền có kinh nghiệm chống đỡ dịch còn cao su tiểu điền thì loay hoay không biết xử trí ra sao, mới thấy tính cấp thiết của việc đào tạo nghề một cách bài bản cho người trồng cao su.

Cây cao su đã phát triển ở 32 tỉnh, thành trên toàn quốc và DN Việt Nam đã trồng cao su cả ở nước ngoài. Hiện diện tích cây cao su nước ta đã đạt khoảng 650.000ha, trong đó diện tích của Tập đoàn Công nghiệp cao su VN là 263.000ha. Với số cao su này đòi hỏi một lực lượng lao động lên tới 300.000 người chỉ chăm sóc và khai thác mủ, trong khi lao động trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vào khoảng 80.000 người, còn lại chủ yếu là người nông dân trồng cao su tiểu điền- một lực lượng còn yếu về kiến thức cây cao su. Không chỉ vậy, với việc mủ cao su đang rất được giá nên nhu cầu lao động trong ngành cao su tới đây sẽ vô cùng lớn.

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt quy trình khai thác mủ đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật thì mới cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu người cạo mủ không có tay nghề thì không những sản lượng mủ kém mà vỏ cây cao su sau 10 năm sẽ tái sinh lại mà cạo tiếp ở phần đó không đũng kỹ thuật sẽ tạo ra các u bướu không thể cạo được nữa. Lúc đó vườn cao su phải thanh lý, và trồng lại từ đầu rất tốn kém. Do vậy nhu cầu đào tạo nghề cho lĩnh vực cạo mủ rất cấp thiết. Trong khi đó, cả nước hiện mới có một cơ sở duy nhất đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực cao su, là Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su VN đặt tại tỉnh Bình Phước.

Tiếp chúng tôi ông Bùi Đình Linh, Phó Hiệu trưởng ngôi trường chuyên dạy nghề cao su cho biết: Chúng tôi đang đào tạo 3 lĩnh vực chính gồm trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su, mỗi năm "ra lò" được 1.500 học viên. Nhưng số này chủ yếu là công nhân của các Cty cao su tại miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cũng có người nông dân đi học nhưng rất ít và những đối tượng đó đều rơi vào diện được đia phương hỗ trợ kinh phí. Theo ông Linh, đa số người nông dân trồng cao su đều tự học hỏi kinh nghiệm cạo mủ của nhau, chứ đâu có qua trường lớp chính quy nên hiệu quả thu được từ cây cao su vẫn khá hạn chế.

Thực tế, diện tích cao su nước ta đã mở rộng thêm rất nhiều, bên cạnh đó diện tích cao su tại Campuchia và Lào lên tới trên 50.000ha và tiến tới là 100.000ha, do vậy nhu cầu lao động Việt Nam qua nước bạn làm việc trong lĩnh vực cao su rất lớn. Việc đào tạo nghề cho LĐNT có kiến thức về cây cao su để xuất ngoại đang là vấn đề cấp bách. Đặc biệt, theo ông Linh, chúng ta đang phát triển mạnh cây cao su tại vùng Tây Bắc, với phương châm nông dân góp đất trồng cao su, diện tích cao su khu vực này đã đạt trên 20.000ha tức là đang có khoảng 7.000 lao động Tây Bắc gắn với cây cao su hàng ngày. Thế mà năm 2009, mới chỉ có 124 học viên tại tỉnh Điện Biên và Lai Châu được đào tạo kiến thức về cây cao su, con số quá nhỏ nhoi.

Cao su là loại cây đặc thù có thời gian nghỉ cạo mủ nên thường xuất hiện nhu cầu đào tạo lớn vào cùng một thời điểm. Mà nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su lại hạn chế, theo ông Linh nếu mời các cán bộ kỹ thuật của các Cty cao su dạy thực hành cũng không dễ dàng vì họ quá bận. Bên cạnh đó đào tạo nghề cho người nông dân khi họ chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới nên gặp khó khăn trong việc đi lại. Đặc biệt, với thời gian khoá học đào tạo từ 1 – 3 tháng, đối với công nhân được Cty cử đi học thì còn đỡ nhưng với người nông dân thì là quá dài. Những rào cản này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo nghề cao su.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất