| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nhân lực quản lý siêu thị

Thứ Ba 06/05/2014 , 06:55 (GMT+7)

Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành và chuyển giao cho một số trường Cao đẳng dạy nghề bộ giáo trình “Quản lý siêu thị” theo phương pháp tiếp cận năng lực.

Từ gợi ý của Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội và xu hướng phát triển bán lẻ hiện đại thông qua hệ thống siêu thị, với sự giúp đỡ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Tổ chức Hỗ trợ thúc đẩy giáo dục và đào tạo Bỉ (APEFE), Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành và chuyển giao cho một số trường Cao đẳng dạy nghề bộ giáo trình “Quản lý siêu thị” theo phương pháp tiếp cận năng lực.

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp tham gia xây dựng bộ giáo trình, đây là ngành học mới ở VN nhưng lại “cũ” tại nhiều quốc gia phát triển. Mặt khác, thông qua việc cùng xây dựng chương trình đào tạo thì cán bộ, giảng viên phải là người nắm vững được các quy trình xây dựng một chương trình theo cách tiếp cận năng lực. Đây là điều mà hầu hết giáo viên trong các cơ sở đào tạo hiện nay còn thiếu hụt.

Vì vậy, để có được bản quyền miễn phí ngành “Quản lý siêu thị” của Nhà Xuất bản Foucher (Pháp), Bộ GD-ĐT đã phải "Việt hóa" để cho phù hợp với bối cảnh VN. Đào tạo theo năng lực thực hiện giúp cải thiện cơ hội việc làm đòi hỏi phải có sự gắn bó giữa nhà trường (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý) và DN.

Bộ giáo trình đem lại cho người học, giảng viên những gì? Theo ông Vinh, đó là toàn bộ giáo trình ngành “Quản lý siêu thị” được thiết kế theo phương pháp tiếp cận năng lực, tích hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của người làm quản lý và bán hàng trong tình huống thực tế. Qua đó, người học có thể dễ dàng hiểu và thực hành nghề nghiệp ngay trong quá trình học.

Bên cạnh đó, chính những giáo viên cũng học hỏi được cách thức xây dựng tình huống nghề nghiệp, nâng cao khả năng xây dựng tình huống nghề nghiệp gắn với thực tế, giúp thu hút sự hứng thú của người học thay vì học sinh phải “ngán ngẩm” ngồi nghe giáo viên nói triền miên cùng "phấn với bảng" về lý thuyết.

Hay nói cách khác, giáo trình sẽ giúp cho sinh viên và giảng viên như là công cụ để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên cần tích cực, chủ động khi nghiên cứu giáo trình, còn giảng viên nhờ đó thay đổi về phương pháp đào tạo.

Còn với hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói chung, bộ giáo trình là một điển hình của việc thay đổi hoàn toàn cách thức biên soạn giáo trình vốn thiên về lý thuyết mà không có sự lồng ghép thực tế bối cảnh nghề nghiệp trong bài giảng. Đây có thể coi là một ví dụ điển hình về thay đổi căn bản nhận thức trong việc biên soạn giáo trình, bài giảng của giảng viên trong toàn hệ thống.

Ngoài ra, nếu học sinh và cha mẹ học sinh có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh ngành Quản lý siêu thị theo phương pháp tiếp cận năng lực qua website của tất cả những trường đang được thí điểm.

Dự đoán, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi sẽ có nhiều cửa hàng, siêu thị mini phát triển ở khắp các vùng miền (kể cả vùng sâu, vùng xa) nên nhu cầu nhân lực ngành này cần rất nhiều.

Vì vậy, sau khi học xong chương trình này, người học có thể vào làm việc ngay tại các loại siêu thị, các trung tâm thương mại, cửa hàng tổng hợp bởi đã có “vốn” là kinh nghiệm biết bán hàng, biết quản lý một hoặc nhiều gian hàng trong siêu thị cùng với nhiều nghiệp vụ khác. Người học còn có thể mở hoạt động kinh doanh riêng để tự tạo việc làm cho chính bản thân mình.

Đánh giá cao về bộ chương trình mới này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng cho biết thêm, Bộ đã làm việc với đại diện BigC trong việc tạo điều kiện cho tất cả học sinh sau khi tốt nghiệp ngành học này được đi làm thời vụ và trong tương lai gần sẽ có hợp tác trong việc tuyển dụng nhân sự của BigC đối với học sinh tốt nghiệp ngành Quản lý siêu thị trình độ trung cấp chuyên nghiệp tại 6 trường.

Cụ thể là :Trung cấp Đông Dương- TP.HCM, CĐ Công nghệ Thủ Đức- TP.HCM, CĐ Bách khoa Đà Nẵng, CĐ Hải Dương) và 2 trường trong tương lai gần (CĐ Kinh tế  - Kỹ thuật Cần Thơ và Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Hà Nội).

Bộ cũng yêu cầu mỗi cơ sở đào tạo chỉ được bố trí 30 học sinh/lớp, mỗi khóa có 3 lớp. Tại những cơ sở đào tạo này đang có 4/10 quyển được Bộ GD-ĐT xuất bản và phát miễn phí cho học sinh và giáo viên.

Bao gồm: Xác định cung hàng hóa và dịch vụ; Quản lý thương mại đại cương; Dự báo hoạt động & tính toán giá cả; Tuyển dụng & đào tạo nhóm kinh doanh. Dự kiến cuối năm 2014, Bộ sẽ đánh giá chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tại những cơ sở đào tạo trên, rồi sẽ nhân rộng ra nhiều cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất