| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo quản lý khai thác công trình thủy lợi

Thứ Năm 25/09/2014 , 08:40 (GMT+7)

1. Mục tiêu

Cập nhật, trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thủy lợi, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM.

2. Phương pháp thiết kế

Chương trình được xây dựng thông qua các chuyên đề (mô đun) theo từng đối tượng, nội dung đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành theo lĩnh vực chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh và cập nhật nội dung từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của chương trình.

Ngày 11/9/2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã phê duyệt và ban hành Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý KTCTTL kèm theo Quyết định số 3874/QĐ-BNN-TCCB.

3. Nội dung Chương trình

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý KTCTTL gồm 4 chương trình như sau:

3.1. Chương trình 1: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KTCTTL cho công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi; lãnh đạo các công ty, đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL. Thời gian thực hiện 24 tiết.

a) Mục đích, yêu cầu: Xây dựng và nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành việc vận hành và bảo dưỡng công trình thủy lợi. Nội dung chương trình không trùng với nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với từng nhóm đối tượng.

b) Đối tượng: Công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi; cán bộ làm công tác quản lý (chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát viên) thuộc công ty, các đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL

c) Nội dung: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành về quản lý tổ chức, lập kế hoạch phát triển tổ chức, tưới tiêu, vận hành, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi. 

d) Cấu trúc chương trình, khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo


TT

Chuyên đề, hoạt động

Thời gian (tiết học)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

 

Tổng cộng

24

8

8

I.

Các chuyên đề

16

8

8

1.

Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam (từ cơ quan quản lý nhà nước, từ thực tiễn làm việc của học viên)

4

2

2

2.

Chiến lược, kế hoạch phát triển tổ chức quản lý khai thác, kế hoạch tưới tiêu, vận hành và sửa chữa công trình

4

2

2

3.

Theo dõi, đánh giá hoạt động quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

4

2

2

4.

Hiện đại hóa hệ thống tưới (công trình và tổ chức quản lý), hệ thống giám sát và thu thập số liệu (SCADA)

4

2

2

II.

Đi thực tế, viết thu hoạch, bế giảng

8

-

-

1.

Nghiên cứu thực tế

4

-

-

2.

Viết thu hoạch, bế giảng

4

-

-

3.2. Chương trình 2: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KTCTTL cho nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp vận hành công trình thủy lợi thuộc các công ty, đơn vị sự nghiệp. Thời gian thực hiện 40 tiết.

a) Mục đích, yêu cầu: Xây dựng và nâng cao năng lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình thủy lợi cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp làm công tác vận hành công trình. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng của chương trình không trùng với nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với từng nhóm đối tượng.

b) Đối tượng: Nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp vận hành hệ thống công trình thủy lợi.

c) Nội dung:  Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành về vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi. 

d) Cấu trúc chương trình, khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo:


TT

Chuyên đề, hoạt động

Thời gian (tiết học)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

 

Tổng cộng

40

21

7

I.

Các chuyên đề

28

21

7

1.

Nhiệm vụ hệ thống công trình và tổ chức bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợi

2

2

0

2.

Hiện đại hóa hệ thống tưới

2

1

1

3.

Tính toán nhu cầu nước

4

4

0

4.

Lập kế hoạch tưới tiêu, các phương pháp đo nước

4

2

2

5.

Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)

2

2

0

6.

Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi

8

6

2

7.

Qui hoạch và phát triển thủy lợi nội đồng

2

2

0

8.

Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam (từ cơ quan quản lý nhà nước, từ thực tiễn làm việc của học viên)

4

2

2

II.

Đi thực tế, viết thu hoạch, bế giảng

12

0

0

1.

Nghiên cứu thực tế

8

-

-

2.

Viết thu hoạch, bế giảng

4

-

-

3.3. Chương trình 3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KTCTTL nhỏ, thủy lợi nội đồng. Thời gian thực hiện 40 tiết.

a) Mục đích, yêu cầu: Tăng cường năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của các Tổ chức thủy nông cơ sở về quản lý KTCTTL nhỏ, thủy lợi nội đồng. Nội dung chương trình không trùng với nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

b) Đối tượng: Cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp quản lý, vận hành công trình thủy lợi tại các tổ chức thủy nông cơ sở.

c) Nội dung: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng chuyên ngành về quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình thủy lợi và phát triển tổ chức dùng nước.

d) Cấu trúc chương trình, khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo: 

TT

Chuyên đề, hoạt động

Thời gian (tiết học)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

Tổng cộng

40

24

8

I.

Các chuyên đề

32

24

8

1.

Quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM): chính sách và các mô hình Tổ chức hợp tác dùng nước hiệu quả

8

8

0

2.

Hệ thống thủy lợi nội đồng

2

2

0

3.

Kế hoạch phân phối nước

8

4

4

4.

Kỹ năng vận hành, bảo dưỡng công trình thủy lợi nhỏ, xử lý sự cố công trình

4

2

2

5.

Quản lý tài chính trong các tổ chức hợp tác dùng nước

4

4

0

6.

Giám sát và đánh giá hiệu quả tổ chức hợp tác dùng nước

2

2

0

7.

Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam (từ cơ quan quản lý nhà nước, từ thực tiễn làm việc của học viên)

4

2

2

II.

Đi thực tế, viết thu hoạch, bế giảng

8

-

-

1.

Nghiên cứu thực tế

4

-

-

2.

Viết thu hoạch, bế giảng

4

-

-

 3.4. Chương trình 4: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý an toàn đập. Thời gian thực hiện 48 tiết.

a) Mục đích, yêu cầu: Xây dựng năng lực chuyên môn về quản lý an toàn đập cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, người làm công tác quản lý, vận hành hồ, đập. Nội dung chương trình không trùng với nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

b) Đối tượng: Cán bộ, nhân viên kỹ thuật, người hoặc trực tiếp quản lý, vận hành hồ chứa, đập dâng của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hồ, đập.

c) Nội dung: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành về quản lý an toàn hồ chứa 

d) Cấu trúc chương trình, khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo: 

STT

Chuyên đề, hoạt động

Số tiết

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

Tổng cộng

48

28

8

I.

 Các chuyên đề

36

28

8

1.

Các qui định của pháp luật về quản lý an toàn hồ, đập và khai thác tổng hợp hồ chứa

4

3

1

2.

Hướng dẫn lập và sử dụng qui trình điều tiết hồ chứa nước, kinh nghiệm quản lý vận hành hồ chứa an toàn và hiệu quả

8

6

2

3.

Giới thiệu TCVN 8414:2010: Yêu cầu kỹ thuật quản lý khai thác hồ chứa nước

4

4

0

4.

Sự cố đập và hồ chứa, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

8

6

2

5.

Giới thiệu sổ tay an toàn đập

4

4

0

6.

Sự cố do chất lượng xây dựng công trình, nguyên nhân và giải pháp

4

3

1

7.

Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam (từ cơ quan quản lý nhà nước, từ thực tiễn làm việc của học viên)

4

2

2

II.

Đi thực tế, viết thu hoạch, bế giảng

12

-

-

1.

Nghiên cứu thực tế

8

-

-

2.

Viết thu hoạch cuối khóa, bế giảng

4

-

-

Căn cứ khung chương trình đào tạo đã được phê duyệt, theo chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng bộ tài liệu, trình cơ quan có thẩm quyền thống nhất, phê duyệt và tổ chức thực hiện đào tạo.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất