| Hotline: 0983.970.780

DAP-AVAIL “cứu cánh” vùng đất phèn

Thứ Sáu 25/04/2014 , 06:40 (GMT+7)

Khi bón phân DAP-Avail thì số lượng phân cần giảm xuống khoảng 30% so với khi ta bón phân DAP thông thường.

Từ ngày Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được độc quyền phân phối chế phẩm Avail để gắn với phân lân dưới dạng DAP+ đã được đông đảo bà con nông dân trong và ngoài nước như Lào, Campuchia, Myanmar… nhiệt liệt đón nhận bởi sự hiệu quả bất ngờ.

Vì rằng khi sử dụng loại DAP+ thì nhận thấy số lượng P giảm xuống mà năng suất lúa vẫn có xu hướng cao hơn những nền phân do nhà nông áp dụng, tiền lời thu được cũng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh phân DAP thông thường lại xuất hiện dạng phân DAP+.

Thấy lạ, nên có nhiều nông dân viết thư hỏi phân DAP+ là gì? Ngoài bón cho lúa có thể dùng cho cây ăn quả và hoa màu được không? Có người lại hỏi phân này có bón cho lúa trên đất phèn được không?...

Theo đó, P+ trong phân DAP+ có nghĩa là chất P trong phân này có hiệu quả cao hơn chất P trong DAP thông thường. Lý do chính là phân lân khi bón vào đất, do đất luôn luôn có sự hiện diện các chất sắt (Fe+2) và nhôm (Al+3).

Những ion này khi gặp P sẽ nhanh chóng kết hợp với lân thành dạng hợp chất có chứa P, nhưng bộ rễ cây (lúa và các cây khác) rất khó hút được P, nên hiệu quả của lân bón vào đất; đặc biệt là trên đất phèn rất thấp. Nhưng khi bón DAP+ vào thì hiệu quả của P do lúa sử dụng sẽ được tăng lên từ 20 - 50%. Có được điều đó là do công của chế phẩm Avail.

phn-dp145425238

Để dễ hiểu hơn, Bình Điền đã thay đổi dạng DAP+ thành dạng phân DAP-Avail. Tóm lại, phân DAP+ và DAP-Avail thực chất là một. Sử dụng DAP+ rồi thì nay dùng DAP-Avail không khác gì nhau. Kỹ thuật bón DAP bình thường như thế nào thì kỹ thuật bón DAP+ hay DAP-Avail cũng như vậy. Chỉ có điều khác là khi bón phân DAP-Avail thì số lượng phân cần giảm xuống khoảng 30% so với khi ta bón phân DAP thông thường.

Số liệu điều tra của Nguyễn Đức Thuận và cộng sự được thu thập tại xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) vào các năm 2005, 2006 cho thấy: Trên mô hình trồng 2 vụ lúa không có đê bao, nông dân đã bón mức phân cao là 178,7 kg N + 191,2 kg lân (P205) và 112, 4 kg kali (K20). Mức bón trung bình cũng đạt 99 kg P205 cho vụ ĐX.

 Trên nền 3 vụ lúa có đê bao hở, bà con bón mức phân cao nhất là 203 kg N+ 189,7 kg P205 và 94 kg K20/ha. Mức trung bình cũng bón đến 90,7 kg P205/ha vụ TĐ. Dù vùng này là đất phèn đã được cải tạo trồng lúa đến trên 20 năm, nhưng lượng phân lân bón cho 1 vụ lúa như vậy lá khá cao.

Thực tế sử dụng DAP-Avail như thế nào? Chúng tôi xin trích dẫn một số kết quả thu được ở tỉnh Đồng Tháp để tiện tham khảo.

Bảng 1: Hiệu quả của phân DAP-Avail đối với lúa trên đất Đồng Tháp

(Trình diễn thực hiện trên 50 hộ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, ĐX 2012-2013, từ 11/2012 đến tháng 3/2013). Nền phân Đầu Trâu: 115 kg 46A + 60 kg DAP - Avail + 20 kg K60 Đầu Trâu +120 kg ĐTTE - Agrotain Lúa 2). Nền phân đối chứng: 100 kg ure + 100 kg DAP thường + 150 kg kali + 100 kg NPK 23-23-0+100kg 16-16-8).

Tóm tắt hiệu quả sử dụng phân Đầu Trâu có bọc Avail (DAP-Avail, trước đây là DAP+) phối hợp với N được bọc Agrotain đến năng suất, hiệu quả kinh tế cho lúa trên đất phèn ĐBSCL như sau:

         Chỉ tiêu

Phân  Đầu Trâu

Hộ ông  Mười

N+P205+K20 (kg/ha)

81-32-36

103-85-98

Tăng giảm so Đầu Trâu

 

22N+53P205+62 K20

Tiền phân (đ)

4.052.000

7.430.000

Tỷ lệ so vơi tổng chi %

19,7

31,1

Thuốc BVTV (đ)

2.842.500

2.842.500

Tỷ lệ so tổng chi %

13,8

12,0

Công lao động (đ)

11.140.000

11.140.000

Tổng chi (đ)

20.480.500

23.858.500

Năng suất lúa (kg/ha)

6.870

6.640

Tăng giảm so đ/c (kg)

+230

 

Giá thành (đ/kg)

2.981

3.593

Tổng thu (đ)

37.098.000

35.856.000

Lợi nhuận

16.617.500

11.997.500

Tăng/giảm, thu (đ)

4.620.000 ((38,5%)

 

(Nguồn: Trung tân Khuyến nông Đồng Tháp) 

Bảng 2. Hiệu quả của DAP-Avail đến năng suất lúa vụ ĐX, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (gieo 11/2012 - tháng 3/2013).

 

        Chỉ tiêu

Nền phân Đầu Trâu

Nền phân hộ ông Phúc

N+P204+K20 (kg/ha)

81-32-36

76-66-51

(Chênh lệch so với đ/c)

 

-5N+34P205+15 K20

Tiền phân (đ)

3.692.000

4.454.000

Tỷ lệ so tổng chi %

18,0

21,0

Thuốc BVTV (đ)

2.677.000

2.677.000

Tỷ lệ % so tổng chi

13,0

12,5

Công lao động (đ)

11.592.000

11.592.000

Tổng chi (đ)

20.525.000

21.287.000

Năng suất lúa (kg/ha)

6.830

6.680

Tăng so đ/c (kg/ha)

+150kg

 

Giá thành (đ)/kg)

3.005

3.187

Giá bán (đ/kg)

5.400

5.400

Tổng thu (đ/ha)

36.882.000

36.072.000

Lợi nhuận (đ/ha)

16.357.000

14.785.000

Tăng so đ/c: đ & %

+1.572.000 (10,6%)

 

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp) 

- Số lượng trình diễn: 65.

- Bình quân nền phân Đầu Trâu: 87N - 44 P205 - 59 K20/ha.

- Bình quân nền phân của nông dân: 105 N - 63 P205 - 62 K20/ha.

- Mức phân tiết kiệm được do sử dụng phân Đầu Trâu: 21% N 30% P205 và 10% K20.

- Giảm chi phí đầu tư phân, thuốc, công lao động do đó giảm tổng chi phí cho SX lúa, dẫn đến giảm giá thành SX.

- Năng suất lúa cao hơn đối chứng 273 kg/ha (4,3%).

- Lợi nhuận mang lại cao hơn đối chứng là 3.546.213 đ/ha (33,4%).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm