| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ lưu vực sông Mekong:

Đập thượng nguồn làm đời sống thêm khó khăn

Thứ Tư 21/03/2018 , 08:46 (GMT+7)

Mới đây, tại TP Cần Thơ diễn ra Diễn đàn “Lưu vực Mekong trước thách thức bảo vệ người dân và hệ sinh thái trong bối cảnh nhiều biến động”.

Diễn đàn do Tổ chức sông ngòi quốc tế (IR), Trung tâm Con người và Thiên Nhiên (PanNature), Liên Minh cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition), Diễn đàn môi trường Mekong (MEF) phối hợp đồng tổ chức.

17-14-44_dien_dn_nguoi_dn_vung_h_luu_mekong_-_nh_hd
Diễn đàn tiếng nói người dân vùng hạ lưu Mekong

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn và những công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, tại các quốc gia lưu vực sông Mekong là một trong những khu vực trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất bởi BĐKH. Từ đó những thay đổi về đa dạng sinh học sẽ tác động đến sinh kế của người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của khu vực. Bên cạnh đó những thay đổi về môi trường hiện nay do các hoạt động xây dựng các dự án thủy điện trên dòng chính, với 7 công trình đập trên dòng chính đã hoàn thành trên phía thượng nguồn Trung Quốc và 11 con đập đang và sẽ xây dựng ở hạ lưu tại Lào và Campuchia được đánh giá gây tổn thất nghiêm trọng đến lượng phù sa, nguồn thủy sản, chất lượng nước, đa dạng sinh học của dòng sông.

Tham gia ý kiến chia sẻ từ thực tế những thay đổi đang diễn ra ở vùng đầu nguồn, ông Somkiat - một người dân ở Đông Bắc Thái Lan, cho hay: Do tác động những đập từ thượng nguồn phía TQ, một vài loại cây bản địa ở vùng này không còn nữa. Nông dân trồng rau, làm vườn ven bờ sông không còn được như xưa do dòng Mekong đã bị tác động. Ảnh hưởng không chỉ đến cá, tôm mà hiện một số trong 108 loài chim ở vùng Tây Bắc Thái Lan sống nhờ nguồn thực phẩm bên dòng sông nay cũng mất dần, bởi vì mùa khô không còn có nguồn thức ăn như trước. Trước đây ở vùng này có 200 - 500 loài cá, kết quả cho thấy quần thể cá giảm sút và hiện còn khoảng 8 loài sinh sống mà thôi.

Ông Long Sochet, người dân sống bên hồ Tonlé Sap - Campuchia, nói: Tôi muốn thay mặt cộng đồng chúng tôi nói lên tiếng nói thực tại bên hồ Tonlé Sap về chế độ thủy văn Mekong đã tác động lên dòng Biển Hồ. Biển Hồ là hồ lớn nhất có cá ở Campuchia. Chúng tôi không chỉ đánh bắt cá mà còn bảo vệ giữ gìn hệ sinh thái của hồ. Hồ Tonlé Sap và sông Mekong có chế độ thủy văn liên kết chặt chẽ với nhau. Thế nhưng hiện đã có sự thay đổi rõ rệt. Từ khi có những đập thủy điện xây dựng đã làm một số giống loài cá biến mất không còn ở hồ nữa.

Ông Nguyễn Thanh Hải, ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành (Tiền Giang), bày tỏ những điều mắt thấy tai nghe ở xứ nổi tiếng vườn vú sữa Vĩnh Kim bên dòng sông Tiền: Ở vùng hạ lưu Mekong là ĐBSCL vào khoảng 10 năm trước mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi. Nhưng mấy năm gần đây hạn hán, xâm nhập mặn vào sâu đất liền. Sống bên bờ sông Tiền Giang nước ngọt quanh năm nhưng giờ đây nước mặn ngoài cửa sông đã vào tới là do nước đầu nguồn về ít, rồi thêm nạn sạt lở, nước cạn. Cây trái rất khó trồng. Ở Vĩnh Kim có cây vú sữa đặc sản chết khoảng 80%, vườn cây còn sống thì giảm năng suất. Người dân làm ăn rất khó khăn. Lớp con cháu phải bỏ quê đi làm thuê trong các khu công nghiệp.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỉnh tiên phong ban hành năm cao điểm phòng, chống bệnh dại

Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiên phong trên cả nước ban hành tháng cao điểm phòng, chống bệnh dại.

Hãy đưa bèo hoa dâu trở về với đồng ruộng

Nếu ruộng lúa được phủ 2-3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân, rất phù hợp với yêu cầu phát động phong trào sản xuất xanh của giai đoạn hiện nay.