| Hotline: 0983.970.780

Đặt hàng nghiên cứu sản phẩm giá trị

Thứ Sáu 20/09/2013 , 10:56 (GMT+7)

Trong 2 ngày, 18 - 19/9, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu chủ trì hội nghị KHCN giới thiệu TBKT phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng Nam bộ...

Trong 2 ngày, 18 - 19/9, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu chủ trì hội nghị KHCN giới thiệu TBKT phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng Nam bộ, do Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức.

Lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu chuyên ngành nông nghiệp giới thiệu hơn 100 công trình nghiên cứu mới có khả năng mang lại hiệu quả cao; đồng thời sẵn sàng chuyển giao TBKT. Từ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu SX trên đất lúa, nhiều địa phương tiếp tục đặt hàng các cơ quan nghiên cứu…

Bước tiến

Nam bộ được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, lợi thế đất đai và lao động nên có điều kiện tập trung phát triển SX nông nghiệp hàng hóa, đa dạng. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện chuyển giao TBKT, góp phần thúc đẩy SX hiệu quả.

Thực tế trong nhiều năm qua, Bộ NN-PTNT đã chuyển giao đưa vào SX nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất lợi do thời tiết, dịch bệnh.

Về TBKT trồng trọt có 55 giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày, chịu mặn, chịu hạn, giàu vi chất dinh dưỡng; 4 giống ngô; 14 giống đậu đỗ; 5 giống đậu tương; 6 giống đậu xanh và 3 giống lạc. Cây ăn quả có 12 giống mới, hàng trăm cây đầu dòng, 8 loại gốc ghép. Cây công nghiệp có 15 giống mía, 11 giống điều, 5 giống sắn, 7 giống rau, hoa và các quy trình nhân giống sạch bệnh, canh tác theo hướng ATVSTP; quy trình phòng trừ và sử dụng các chế phẩm sinh học và bảo quản sau thu hoạch.


Viện Cây ăn qủa miền Nam chuyển giao nhiều TBKT mới

Đáng chú ý TBKT về cơ điện và công nghệ sau thu hoạch, chế biến lúa được đưa vào SX ngày càng nhiều máy cày, máy gieo mạ, máy cấy, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch và đóng bánh rơm, dây chuyền chế biến lúa giống.

Tưới tiêu có mô hình tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm; chế tạo thiết bị xới đất, gieo và chăm sóc cây trồng trong nhà lưới, nhà kính. SX mía có máy cày, cày sâu không lật đất hay máy phay đất, lên luống; máy rải phân giữa hàng, máy trồng hom, băm lá mía, chặt rải hàng, máy thu gom mía. Trồng ngô, đậu đỗ có máy gieo hạt, máy bóc bẹ tẽ hạt. Công nghệ chế biến có máy đánh vảy cá, sơ chế và bảo quản rau quả; dây chuyền giết mổ gia cầm và lợn, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Trong TBKT chăn nuôi giới thiệu về giống lợn nái lai; giống gia cầm, thủy cầm hướng thịt; bò sữa, bò thịt; Dê lai, chuyên sữa, chuyên thịt; qui trình thức ăn sẵn có vỗ béo; nhập 17 giống cỏ và cây thức ăn.

Trong thủy sản có TBKT chọn giống cá tra, rô phi đỏ; tôm càng xanh; SX tôm sú sạch bệnh; nuôi cá tra thương phẩm siêu thâm canh; qui trình SX collagen từ da cá tra... Ngoài ra, trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi có nhiều công trình nghiên cứu mới về giống, kỹ thuật trồng rừng, công nghiệp rừng; các giải pháp thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với BĐKH.

Nhu cầu từ thực tiễn

Với sản phẩm chủ lực cây lúa, từ năm 2000 đến nay có hàng trăm giống lúa mới được nghiên cứu chuyển giao. Hầu hết các giống lúa chọn tạo mang bản quyền VN, tạo thế mạnh của một nước SX lúa luôn duy trì sản lượng xuất khẩu gạo ở mức cao.

Thế nhưng sau những thành quả đạt được, có nhiều ý kiến từ các địa phương đặt yêu cầu mới: Viện Lúa ĐBSCL có nhiều giống mới ưu điểm vượt trội có thể thay thế IR50404, nhưng vì sao nông dân vẫn chuộng canh tác? Hiện giá gạo nước ta xuất khẩu thấp, gạo thơm bán thị trường nội địa hay xuất khẩu có giá khá cao, còn lúa thường tiêu thụ rất khó. Viện Lúa cần sớm xúc tiến nghiên cứu giống lúa mới, thơm, ngon cơm, giá trị cao trên 600-800 USD/tấn để tiên tới xây dựng thương hiệu quốc gia.

Một thế mạnh khác là cây ăn quả, Viện Cây ăn quả miền nam (SOFRI) giới thiệu giống cây mới chọn tạo là thanh long ruột tím hồng Long Định 5, cam sành không hạt, bưởi đường lá cam ít hạt và 30 mô hình SX VietGAP… Tuy nhiên quá trình chuyển giao làm sao phải giữ bản quyền và có biện pháp chấn chỉnh thực trạng cây con giống SX không đảm bảo chất lượng còn bán trôi nổi theo sông rạch ĐBSCL?

Ông Trịnh Hoàng Việt, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Long An nói: Việc ứng dụng, chuyển giao TBKT thành công, sắp tới sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu SX trên đất lúa. Trong khi lao động nông nghiệp đang chuyển dịch sang công nghiệp, vấn đề đặt ra làm thế nào cơ giới hóa trên cây trồng cạn như mè, đậu tương? Công nghệ sơ chế, đóng gói bảo quản sau thu hoạch cho thấy rất cần trong nhóm cây ăn quả, rau quả. Điển hình như thanh long nếu xuất khẩu tươi với số lượng lớn cần sớm có giải pháp công nghệ tốt.

Theo Vụ KHCN&MT, các TBKT mới chú trọng đến năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng, nhất là giống lúa. Các giống lúa chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, một số giống có tính bền vững chưa cao. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật chưa gắn liền với nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu KHCN chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển giao cho người SX.

Công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu TBKT chưa được đẩy mạnh. Nhiều kết quả nghiên cứu và TBKT chuyển giao còn nhỏ lẻ nên hạn chế kết quả và hiệu quả. Một số nghiên cứu chưa bám sát với phát triển sản phẩm chủ lực của vùng. Nhiều kết quả nghiên cứu chuyển giao SX chưa được theo dõi trong quá trình SX để có biện pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu:

Hội nghị lần này là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học và cán bộ nông nghiệp địa phương gặp gỡ, đối thoại, đặt ra yêu cầu mới để hoạt động nghiên cứu của các viện, trường đáp ứng tình hình thực tiễn.

Đối với giống lúa, cần tìm nghiên cứu chọn tạo giống đạt yêu cầu sản phẩm chất lượng, giá trị cao để các DN xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.

Nghiên cứu và chuyển giao TBKT phải bám sát yêu cầu tái cơ cấu ngành và phục vụ phát triển SX các sản phẩm chủ lực của vùng. Nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật phải tập trung vào nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm, tăng giá trị gia tăng và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.