| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 07/06/2013 , 10:01 (GMT+7)

10:01 - 07/06/2013

Đắt nhưng không xắt ra miếng

Người dân đang xôn xao trước thông tin về "bộ quần áo bảo hộ của lính cứu hỏa đắt nhất thế giới" và "nhà vệ sinh trường học có giá trên trời".

Sau "kỷ lục" về "con đường đắt nhất hành tinh" ở Hà Nội, người dân cả nước lại xôn xao trước thông tin về "bộ quần áo bảo hộ của lính cứu hỏa đắt nhất thế giới" và "nhà vệ sinh trường học có giá trên trời".

Còn nhớ, hồi cuối tháng 4 vừa qua, UBND quận Đống Đa, Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục khởi công đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu với phương án đền bù giải phóng mặt bằng để làm 547m đường lên đến hơn 740 tỷ đồng, tương đương 1,35 tỷ đồng/m. Với mức chi phí này, đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu đã được phong tặng danh hiệu “đắt nhất hành tinh” và không khỏi khiến nhiều người nhíu mày suy nghĩ về mức đầu tư cao ngất ngưởng.

Tuy nhiên, điều đáng bàn là Việt Nam không chỉ có tuyến đường trên nằm trong danh sách những thứ đắt đỏ nhất thế giới.

Sau vụ cháy cây xăng quân đội ở Hà Nội hôm 3/6 vừa qua, "bí mật" về bộ quần áo bảo hộ của lính cứu hỏa thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được bật mí với con số "khủng", lên tới 300 triệu đồng/bộ, tương đương gần 15.000 USD. Tuy nhiên, kết quả khảo sát nhiều hãng sản xuất các loại trang phục cho lính cứu hỏa trên thế giới cho thấy bán tối đa của các trang phục cứu hỏa có chứng nhận chất lượng cao chỉ vào khoảng hơn 1.000 USD/bộ.


Cảnh sát mặc bộ quần áo bảo hộ đặc biệt của lính cứu hỏa trong vụ chữa cháy ở cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo.

Như vậy, nếu không tính một số ít các bộ trang phục đặc biệt, được chế tạo chủ yếu nhằm mục đích trưng bày, quảng bá hình ảnh thì giá bộ đồ bảo hộ của lính cứu hỏa Hà Nội hiện đang đứng ở vị trí hàng đầu so với các mặt hàng cùng chủng loại trên thế giới.

Không dừng lại ở đó, người dân cả nước cũng đang khá hoang mang về thông tin một nhà vệ sinh đơn giản với diện tích vỏn vẹn chỉ 29 m2 ở trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long, Quảng Ngãi nhưng có giá trị đầu tư lên đến... 600 triệu đồng do báo Tuổi trẻ đăng tải ngày 6/6. Theo sự giải thích của lãnh đạo trường Long Hiệp thì nhà vệ sinh này do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi ra chủ trương quy mô, thiết kế, lập dự toán, gọi nhà thầu thi công và làm chủ đầu tư. Nhà trường chỉ nhận bàn giao và sử dụng công trình nên không có ý kiến về chất lượng và giá trị đầu tư.

Sau khi những thông tin kể trên được công bố, nhiều người tỏ ra khá hoang mang vì họ không thể hiểu nổi tại sao ở một quốc gia còn nghèo và lạc hậu như Việt Nam lại có nhiều công trình, sản phẩm đứng hàng đầu thế giới về sự đắt đỏ đến như thế. Không ít người cho rằng đã có những sự khuất tất, không minh bạch, nguy cơ tham ô, tham nhũng, lợi dụng quyền hạn chức vụ để tư lợi cá nhân trong quá trình đầu tư, mua sắm tài sản, công trình công cộng của các cơ quan nhà nước.

Trong khi đó, một số ít người, với hy vọng mong manh lại cho rằng “đắt xắt ra miếng” và kỳ vọng chất lượng các công trình, sản phẩm kể trên sẽ tương xứng với những khoảng chi phí khổng lồ đã được chi từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, lập luận này có lẽ không mấy vững vàng bởi người dân cả nước đã nhiều lần chứng kiến những con đường bạc tỷ vừa khánh thành xong đã hỏng, những công trình cầu cống trị giá cả nghìn tỷ đồng nhưng thực chất lại được xây dựng bằng cốt tre…

Thế nhưng, điều mà nhiều người dân cả nước đang lo ngại hơn cả không phải các công trình, sản phẩm kể trên “đắt nhưng không xắt ra miếng” mà họ đang lo ngại rằng không biết ở Việt Nam còn bao nhiêu công trình, sản phẩm có giá đầu tư đắt nhất thế giới vẫn chưa bị “bại lộ”?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm