| Hotline: 0983.970.780

Đất tổ Bàn Thạch tăng tốc

Thứ Hai 20/10/2014 , 08:54 (GMT+7)

Để hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2014 cán đích NTM, những ngày này Đảng bộ, nhân dân Bàn Thạch (nay là xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đang huy động sức người, sức của hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Bàn Thạch - vùng đất tổ, ghi nhiều dấu ấn của vua Lê Hiến Tông, cũng là nơi an nơi táng 3 vị vua thời hậu Lê cùng các tùy tướng, Thái Hậu, Hoàng Phi… nên người Bàn Thạch mới truyền tụng câu ca dao rằng: “Một làng ba dấu lăng vua/Mà bao đời vẫn đồng chua, nước phèn”.

Nơi đây còn có hồ Bàn Thạch nổi tiếng dài 3km, uốn lượn theo hình chữ S, rộng và sâu với diện tích 20ha, nước trong xanh bốn mùa, thuận lợi tưới tiêu, tạo cảnh quan, điều hòa sinh thái cho cả vùng.

Xưa kia, Bàn Thạch còn nhiều gian khó, giờ đây Bàn Thạch đã sung túc giàu có hơn, hưởng đầy đủ vật chất của nền văn minh hiện đại, không còn những con đường đất, những lối mòn trong cánh rừng âm u, tĩch mịch, cảnh đồng chua nước phèn…

Phát huy truyền thống vùng đất tổ và quê hương anh hùng Bàn Thạch xưa kia, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân đang từng ngày phát huy nội lực, huy động sự đóng góp của con em xa quê hướng về quê hương “Chung sức xây dựng NTM”.

Xác định thế mạnh là xã thuần nông, Xuân Quang tập trung phát triển SXNN, lấy cây lúa làm cây trồng chủ lực. Theo đó, trong hơn 3 năm qua xã quy hoạch được một số vùng lúa chất lượng cao, lúa giống, triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng chương trình cơ giới hóa đồng bộ, cánh đồng mẫu lớn.

Đồng thời, phối hợp với điện lực đầu tư hệ thống điện phục vụ hoạt động, đời sống dân cư và SX được an toàn; lắp đặt mới 3 trạm biến áp; cải tạo, nâng cấp đường điện từ xã đến thôn.

Bên cạnh đó, Xuân Quang cũng rất chú trọng phát triển chăn nuôi, ngành nghề nông thôn và xây dựng các mô hình SX bằng nhiều nguồn vốn đối ứng, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng bình quân của xã đạt hơn 18%/năm; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được đầu tư đồng bộ; các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, đường làng ngõ xóm bê tông hóa 100%.

Đặc biệt, với sự hưởng ứng đóng góp nhiệt tình của người dân, 10/10 nhà văn hóa thôn đã được xây mới. Nhiều câu lạc bộ văn hóa, thể dục - thể thao được hình thành; đời sống tinh thần người dân không ngừng được nâng lên, có 87% hộ đạt gia đình văn hóa, xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM…

Ông Lê Xuân Nhuần, Bí thư Đảng ủy xã, cho hay, đến thời điểm này Xuân Quang đã hoàn thành 16 tiêu chí, còn 2 tiêu chí khu văn hóa - thể thao xã và y tế (do tiêu chí chợ không phải thực hiện) đang phấn đấu cuối năm đạt chuẩn.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm xây dựng NTM vừa nhanh vừa bền vững, ông Nhuần nói: “Trước hết phải thành lập cho được Ban chỉ đạo, Ban quản lý của xã và các tiểu ban ở thôn tâm huyết, biết làm việc. Quá trình chỉ đạo gắn công tác tuyên truyền với việc thực hiện chủ trương xây dựng NTM; đồng thời Đảng bộ, các chi bộ cùng ra nghị quyết chuyên đề để triển khai thực hiện đồng bộ theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”.

Đặc biệt, chúng tôi phân định rõ tiêu chí của thôn thì thôn phải lo, phần xã do xã thực hiện; cách làm này đã huy động được nhiều nguồn lực, người dân tự giác tham gia, tạo khí thế thi đua giữa các thôn. Ngoài ra, khi xây dựng các công trình, kinh phí đầu tư phải được công khai, minh bạch, làm cho dân tin tưởng mới tạo được sức mạnh, niềm tin trong xây dựng NTM”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm