| Hotline: 0983.970.780

Dấu ấn công tác bảo vệ rừng ở Kỳ Sơn

Thứ Bảy 21/02/2015 , 10:28 (GMT+7)

Đứng chân trên địa bàn một huyện rẻo cao miền cực Tây của tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn được giao quản lý 162.586,4 ha rừng và đất rừng, trong đó có trên 54.800 ha rừng phòng hộ và hơn 21.200 ha rừng sản xuất.

Đó thực sự là một thách thức đầy cam go và nặng nề. Không khó khăn sao được khi đại bộ phận bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Khơ Mú và HMông đang hàng ngày sinh sống xen kẽ trong các cánh rừng.

bql-rng-k-sin102749110
Trụ sở Ban quản lý rừng PH Kỳ Sơn

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế miền núi thông qua các chính sách ưu tiên, chương trình dự án nhằm đầu tư hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa để từng bước vươn lên thoát nghèo, trong đó có Dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020; chi trả dịch vụ môi trường rừng, chương trình 30a và nhiều dự án lồng ghép khác… nên đời sống của người dân vùng biên cương heo hút đang ngày càng được nâng cao.

Thế nhưng, do tập quán từ ngàn xưa để lại nên đa số bà con vẫn đang sống dựa vào rừng và chưa bỏ được phương thức canh tác phát nương làm rẫy, khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác trong rừng. Bởi thế, công tác quản lý và bảo vệ rừng tại BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn đang rất nặng nề và khó khăn.

Theo ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn thì việc nâng cao nhận thức cho người dân về công tác quản lý và bảo vệ rừng, giúp họ hiểu được những ích lợi mà rừng đang mang lại cho gia đình và cộng đồng là một điều hết sức quan trọng và không phải một sớm, một chiều là có thể làm được.

Ông Quỳnh chia sẻ: "Để thực hiện được yêu cầu này, thời gian qua, BQL đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục vấn đề này. Thứ nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân hiểu và tự giác chấp hành.

Năm 2014, BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn đã triển khai hàng loạt các cuộc họp dân tại 20/20 xã trên địa bàn toàn huyện, với trên 5.400 lượt người tham gia. Tiến hành tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, nhờ đó nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng, hiểu được các nguồn lợi từ rừng mang lại cho họ đã được ngày một nâng lên rõ rệt.

rng-lit-tii-k-sin102748888
Rừng gỗ lát tại lâm phần của BQL rừng PH Kỳ Sơn

Ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn: "Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ lâm sản trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh đúng quy định các vụ vi phạm lâm luật.
Trong đó, sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác chống chặt phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép... Thực hiện tốt hơn nữa phương châm bảo vệ rừng tại gốc, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ, diện tích và lâm sản bị khai thác trái phép. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao".

Thứ hai là tăng cường công tác tuần tra rừng, truy quét và chống chặt phá rừng trái phép, bảo vệ rừng tại gốc theo các Chỉ thị 07; 04 và 31 của Thủ tướng Chính phủ. Vận động nhân dân tích cực tố giác những đối tượng, hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Năm 2014, lực lượng quản lý và bảo vệ rừng của đơn vị đã phát hiện lập biên bản 6 vụ vi phạm và thu giữ 39,429 m3 gỗ, trong đó vận chuyển về BQL là 18,98 m3, chuyển về Hạt Kiểm lâm huyện 20,449 m3. Số lâm sản trên đã lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý. Khối lượng lâm sản giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 46,813 m3.

Thứ ba là tìm mọi cách để giúp người dân phát triển kinh tế gắn với rừng để tăng thu, ổn định thu nhập từ rừng cho các chủ rừng. Năm 2014, chúng tôi đã lập hồ sơ thiết kế xong 1.424,78 ha rừng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Đồng thời tiến hành rà soát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật khoán bảo vệ trên 21.550 ha rừng theo vốn 30a...

Triển khai công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân nhận khoán một cách quyết liệt để họ hiểu được chính sách mới của Đảng và quyền lợi của họ trong công tác bảo vệ rừng.

Trong đó đã thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế đến các nhóm hộ cho 24.555,7 ha/9 xã. Tiến hành giải ngân 100% số tiền công bảo vệ rừng năm 2012 và 2013.

Ngoài lưu vực thủy điện Bản Vẽ đã cơ bản hoàn tất, hiện đơn vị đã lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật giao khoán bảo vệ rừng lưu vực thủy điện Bản Cánh, Nậm Mô và thủy điện Khe bố trên 20.000 ha. Hiện tại đang trình Chi cục Lâm nghiệp thẩm định và Sở NN-PTNT phê duyệt...”

Cũng theo ông Quỳnh, năm 2015, để phát huy tốt những thành quả đã đạt được trong năm 2014, BQL sẽ tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiếp tục phát triển vốn rừng trên diện tích được giao.

Bên cạnh việc khai thác các lợi thế từ tài nguyên đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng để đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo việc làm, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho các chủ rừng, BQL sẽ tiến hành rà soát, lập phương án sử dụng đất dài hạn. Hoàn tất việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích còn lại, cắm mốc ranh giới 3 loại rừng.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.