| Hotline: 0983.970.780

Đậu đại học vẫn phải ở nhà chăn vịt

Thứ Năm 26/08/2010 , 09:04 (GMT+7)

chỉ cần hỏi một câu ngắn gọn “có biết một học sinh thi đậu vào đại học mà vẫn còn ở nhà chăn vịt” thì người dân trong xóm nghèo này ai nấy cũng biết nhắc tới em Trần Tài Linh.

Trần Tài Linh cầm giấy báo nhập học mà nước mắt lưng tròng

Cầm giấy báo trúng tuyển vào ngành Việt Nam học của trường ĐH An Giang, Trần Tài Linh vô cùng phấn khởi bởi sau 12 năm miệt mài đèn sách, em đã không phụ lòng cha mẹ. Nhưng niềm vui ấy nhanh chóng vụt tắt khi nhìn vào những dòng chữ cuối của giấy báo: “Trước khi làm hồ sơ nhập học, anh (chị) phải đóng học phí…”.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của cậu học trò nghèo, giỏi Trần Tài Linh ở tổ 3, ấp Văn Trà, xã Văn Giáo (Tịnh Biên – An Giang). Khi biết được thông tin trên, chúng tôi tìm đến gia đình em đang lúc ngoài trời mưa vừa ngớt hạt. Đường sá lầy lội, người đi bộ phải bấm hai ngón chân cái sâu xuống mặt lộ nếu không là sẽ bị “đo ván” vì trơn trượt. Thế mới biết được phần nào nỗi khó khăn, vất vả của bà con sống nơi đây. Còn gần một cây số nữa mới đến được nhà em nhưng chỉ cần hỏi một câu ngắn gọn “có biết một học sinh thi đậu vào đại học mà vẫn còn ở nhà chăn vịt” thì người dân trong xóm nghèo này ai nấy cũng nói ngay: Cái thằng Linh con của ông hai Đức (Trần Văn Đức) đó mà. Thằng đó nó học giỏi lắm mà ngặt cái cha mẹ nghèo quá nên khó bề lo cho nó đi học xa.

Quả thật như vậy, khi chúng tôi đến được căn nhà của Linh thì mới thấy rõ điều đó. Một căn nhà trống trước thiếu sau. Cất được mấy năm rồi mà cửa trước vẫn chưa có tiền làm nổi. Bà Lê Thị Két (sinh năm 1953), mẹ em Linh cho biết, sống ở nơi ruộng đồng bao la mà chẳng có cục đất chọi chim, mấy năm trước căn nhà lợp bằng lá đã dột nát. Cái nền nhà trên tuyến dân cư vượt lũ này được mua từ năm 1993 với giá 5 triệu đồng nhưng đến bây giờ vẫn chưa trả nổi nên số tiền lãi hiện giờ đã cao hơn số vốn.

Khi nói về chuyện học của Linh, bà Két không cầm nổi nước mắt cho biết: Thằng Linh là đứa con duy nhất trong gia đình được học hết lớp 12, suốt mấy năm rồi vợ chồng tôi phải vắt sức đi làm thuê, làm mướn để có tiền lo cho con nó học. Mùa khô thì đi cắt lúa, làm cỏ, xịt thuốc mướn. Mùa lũ về, đi bắt ốc mò cua, giăng câu lưới kiếm chút tiền chạy gạo trong gia đình và lo cho nó ăn học. Nhiều lúc túng ngặt quá, tôi định cho nó nghỉ học sớm để đi làm mướn như anh chị của nó. Nhưng thấy con nó ham học và học cũng giỏi nên mình cũng không đành lòng cho nghỉ. Thôi thì tới đâu hay tới đó, miễn sao cho nó học nên người, đỡ cho thân nó sau này. Thấy cha mẹ cực khổ quá, mấy dịp nghỉ hè nó đi chăn vịt mướn cho người ta, mỗi tháng được 800 ngàn đồng để dành dụm mua sách vở, quần áo cho năm học sau. Nếu ngày nào học hai buổi, nó phụ làm ở căn tin trong trường cũng được bữa cơm trưa.

Ngồi bên cạnh mẹ, Linh dường như không giấu nổi những gian nan trên mỗi bước đường học vấn, em tâm sự: Em nhớ lúc đang học lớp 9, gia đình quá khó khăn. Một buổi đi học, một buổi ở nhà, em theo ba đi đổ dớn được ít cá rồi cùng với mẹ đội vô sóc bán. Có bữa nọ mẹ nói: Thôi ấy con nghỉ học đi, lên Bình Dương làm thuê kiếm tiền chớ đi học mà áo quần còn chưa lành lặn mẹ thấy tủi lắm. Nghe mẹ nói cũng có phần đúng nên em muốn nghỉ học để làm theo lời mẹ.

Ông Lý Văn Đấu, Trưởng ban mặt trận ấp Văn Trà cho biết, cả ấp này có 165 hộ. Trong đó số hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 70%, chủ yếu là dân di cư nên đời sống còn nhiều khó khăn. Công tác giáo dục ở đây luôn gặp hạn chế bởi số thanh niên có khả năng lao động đều phải rời bỏ làng quê để tha hương cầu thực khắp nơi. Riêng đối với gia đình ông Trần Văn Đức và bà Lê Thị Két, lo cho cháu Linh ăn học được đến đây là cả một sự kỳ công. Hy vọng cháu Linh cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này...
Nhưng khi suy nghĩ lại, thấy mấy anh chị nghỉ học sớm lên Bình Dương hay Sài Gòn làm thuê rồi nghèo cũng vẫn hoàn nghèo. Bởi vậy nên em xin mẹ cho tiếp tục học để sau này có việc làm ổn định hơn. Cũng trong năm học đó (2006-2007), Linh được thầy cô giới thiệu đi dự thi học sinh giỏi môn Ngữ văn và em đạt được giải ba cấp tỉnh. Cuối năm học ấy, Linh còn rinh luôn danh hiệu học sinh xuất sắc toàn trường. Do đó, ba mẹ em mới không còn có suy nghĩ cho em nghỉ học nữa.

Ba năm học ở trường THPT Tịnh Biên có lẽ là những khoảng thời gian đầy khó nhọc nhất đối với Linh. Đoạn đường từ nhà đến trường bây giờ xa hơn hồi học cấp II hơn chục cây số. Linh cho biết, tờ mờ sáng, em phải chuẩn bị cơm nguội và một ít thức ăn cũ hôm trước để mang theo đến trường ăn khỏi tốn kém cho cha mẹ. Có mấy hôm mưa tầm tã, cha phải bơi xuồng đưa em qua khỏi khúc sình lầy gần hai cây số mới đạp xe đến trường được.

Vất vả là thế nhưng lúc nào em cũng ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Đến nay, những ước mơ tốt đẹp đó của Linh cũng đã bắt đầu từng bước định hình. Tuy nhiên, để hoàn thành trọn vẹn ước mơ thì trước mắt em phải vượt qua được những rào cản ban đầu. Đó là các khoản chi phí bắt buộc của những ngày đầu nhập học như mua sắm dụng cụ, sách vở học tập, tiền đóng học phí và các khoản thu khác của nhà trường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm