| Hotline: 0983.970.780

Đau đớn bướu da

Thứ Năm 25/10/2012 , 09:21 (GMT+7)

Anh Nguyễn Duy Hải (SN 1980, Đà Lạt, Lâm Đồng) mang trên người túi bướu nặng 80 kg đã được cắt bỏ vào tháng 1/2012 được cho là một trường hợp hiếm gặp của bệnh đa bướu sợi thần kinh. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện căn bệnh này đã không còn là chuyện lạ.

Anh Nguyễn Duy Hải (SN 1980, Đà Lạt, Lâm Đồng) mang trên người túi bướu nặng 80 kg đã được cắt bỏ vào tháng 1/2012 được cho là một trường hợp hiếm gặp của bệnh đa bướu sợi thần kinh. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện căn bệnh này đã không còn là chuyện lạ.

Tiếp xúc với chúng tôi tại khoa ngoại 2 (Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM), chị Lê Thị Thúy (SN 1980, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), dáng người gầy nhỏ, cho biết gia đình chị xưa nay làm ruộng và đã mang căn bệnh này từ năm 18 tuổi. Năm đó, ở đùi chân phải bỗng xuất hiện một bướu to bằng 2 quả trứng gà khiến chị cảm giác khó chịu, thỉnh thoảng lại có những cơn sốt nhẹ.

Sau đó gia đình đưa chị lên BV Bình Dân, TP.HCM để mổ cắt bỏ. Sau hơn 10 năm, bệnh tái phát trở lại, nhất là 2 năm gần đây túi bướu càng phát triển mạnh, màu da trở nên thâm đen, không chỉ làm chị đi đứng khó khăn mà người ngoài trông thấy cũng hãi. Kích thước của túi bướu là 40x40 cm, chiếm hết vị trí của đùi phải, độ nhão hơi nhiều.

Sau khi hội chẩn dựa trên kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng, TS.BS Bùi Chí Viết (Trưởng khoa ngoại 2) quyết định mổ cắt túi bướu vào ngày 23/10. “Trường hợp này chúng tôi dự kiến phải truyền 4 đơn vị máu, mỗi đơn vị là 450 ml máu hồng cầu lắng. Bằng cảm quan, túi bướu trên đùi phải của bệnh nhân Thúy có thể cân nặng 8-10 kg!” - BS Viết nói.


Một ca mổ bướu da

Theo BV Ung Bướu TP.HCM, bệnh nhân đa bướu sợi thần kinh trong 2 năm gần đây nhập viện khá nhiều, tuy túi bướu không đến mức “khổng lồ” như anh Hải, nhưng hầu hết những người mang bệnh này gặp rất nhiều phiền toái trong di chuyển, đặc biệt luôn phải che giấu túi bướu dưới bộ áo quần to đùng, phần lớn rơi vào phụ nữ tuổi 30 trở đi chưa lập gia đình và gần như có nguồn gốc miền quê. Theo thống kê, năm 2011 có 21 ca, 9 tháng đầu năm 2012 có đến 33 ca (vượt 11 ca). Trong đó phụ nữ trên 30 tuổi chiếm hơn 80%.

Giải thích về bệnh này, BS Vương Nhất Phương (Khoa ngoại 2) cho biết, đây là bệnh di truyền, thường lành tính và diễn tiến chậm vào thời kỳ đầu, về sau bướu lớn nhanh và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng trạng của bệnh nhân, cụ thể là loét da gây xuất huyết làm sinh hoạt của bệnh nhân khó khăn. Các bướu sợi thần kinh trong bệnh đa bướu này thường không có giới hạn rõ rệt với mô mềm chung quanh, nên khi phẫu thuật thường phải cắt ngang bướu gây mất máu nhiều.

“Đây cũng là yếu tố chúng tôi thường phải cân nhắc trước lúc chỉ định mổ. Kinh nghiệm cho thấy, khi cắt bướu tới đâu thì phẫu thuật viên nên may diện cắt của bướu và da tới đó để cầm máu. Thông thường, do “bản chất” của loại bệnh này là có nhiều bướu cộng với tổng trạng cơ thể bệnh nhân yếu nên có khi cần phải chia ra nhiều giai đoạn phẫu thuật” - BS Phương nói.

Đơn cử trường hợp của nữ bệnh nhân Nguyễn Thanh Danh (SN 1975) phải qua 3 giai đoạn phẫu thuật với 6 túi bướu lớn nằm ở lưng, mông và bên hông nặng đúng 20,7 kg, tức gấp 2 lần so với bệnh nhân Lê Thị Thanh.

Lần theo địa chỉ trong hồ sơ bệnh án, chúng tôi trở lại nhà chị Nguyễn Thanh Danh ở ấp 4, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương để tìm hiểu thêm. Chị Danh sống trong một gia đình đông anh em ở vùng nông thôn, chị là con thứ sáu, cha mất lúc mới 20 tuổi nên chị phải đi làm công nhân ở một DN chuyên SX chế biến hạt điều ở gần nhà để phụ thêm kinh tế gia đình.

Chị Danh buồn rầu nói: “Bây giờ, tôi không dám ăn uống đồ bổ vì sợ ăn bao nhiêu nó nuôi mấy cái mụt (bướu) bấy nhiêu... Nghĩ lại cái cảnh bướu to căng da lở loét đi đứng khó khăn nặng mười mấy kí-lô như trước đây nữa thì sợ quá!”.

Có lẽ vì mặc cảm trước bệnh “đa bướu” luôn đeo đuổi bên cạnh, nên chị vẫn không dám mơ ước cho mình một mái ấm gia đình riêng.

Làm công với phần việc bóc vỏ hạt điều, thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại lại thêm những túi bướu khá nặng mang trên người nên chị Danh nay làm, mai nghỉ ăn lương kiểu công nhật. Dù vậy, chị vẫn cắn răng chịu đựng.

Thật khó nói hết khổ sở khi chị Danh phải mang vác trên mình túi bướu có cuống mềm dài cả mét, còn đường kính lên tới hơn gang tay (hồ sơ bệnh án xác định chỉ riêng bướu vùng hông lưng phải và mông trái đã đo được kích thước 100x60x30cm - PV). Do túi bướu phát triển quá lớn khiến lưng chị gù xuống và chị phải luôn mặc quần áo rộng thùng thình nhằm che giấu khuyết tật. Thế nhưng, trong hoàn cảnh như vậy, điều rất đáng khâm phục là chị vẫn sống lạc quan, hòa nhập với cộng đồng và tham gia sinh hoạt đều đặn trong tổ chức hội phụ nữ địa phương.

Điều này đã được chị Ung Thị Thanh, nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ xã xác nhận. “Gia đình cô Danh chủ yếu là đi làm thuê kiếm sống chạy gạo từng bữa. Sau này, khi nơi đây quy hoạch vô KCN, nhà cô có mấy sào đất được bên chủ đầu tư đổi cho mấy nền nhà tái định cư và chia hết cho mấy anh chị em đã có gia đình. Còn cô Danh ở vậy với mẹ già đã trên 60 tuổi”.

Sau mấy năm được phẫu thuật cắt bỏ túi bướu nặng gần 21 kg, đến nay chị Danh hết sức ngỡ ngàng khi nhận thấy những bớt màu đen thẫm, nhiều lông ngắn li ti mà trước đây các BS không thể phẫu thuật được do quá nhỏ, nay đã phát triển to bằng cỡ quả trứng vịt. Chị cho biết có cảm giác bướu đang lớn dần làm căng da. Chúng tôi đếm tổng cộng có đến 7 cái bướu như vậy nằm rải rác ở vị trí lưng, hai bên hông, đùi phải và ngay cả bên trong háng của chị.

Trong khi đó, trên nền các vết sẹo cũ, tuy bướu không còn tái phát nhưng các nốt mụt nằm trên những mảng da đen sần sùi có lông ngắn li ti trước đây không mổ được, nay cũng đã phát triển và to lên bằng những quả trứng vịt xiêm. (Còn nữa)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất