| Hotline: 0983.970.780

Dầu lạc miền núi về xuôi

Thứ Hai 08/01/2018 , 15:50 (GMT+7)

Dầu lạc Nông Việt luôn bảo đảm là sản phẩm chất lượng cao, không có chất phụ gia và chất bảo quản, có thời gian sử dụng khá lâu (18 tháng). Hiện sản phẩm dầu lạc Nông Việt đã có mặt tại nhiều cửa hàng và một số siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh trong nước.

Ông Trần Văn Diến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Diến Hồng (có trụ sở tại thị trấn Quy Đạt, huyện miền núi Minh Hoá, Quảng Bình) chia sẻ: “Nhằm tiếp tục mang đến những sản phẩm bảo đảm chất lượng, tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Cty đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm dầu lạc nguyên chất Nông Việt. Người tiêu dùng yên tâm với sản phẩm của chúng tôi”.
 

Để vươn tới một sản phẩm sạch

Gần hai năm trước đây, Cty TNHH Diến Hồng mới bắt đầu mở hướng đầu tư sản xuất dầu lạc. Ông Trần Văn Diến bọc bạch: “Tôi cũng nghiên cứu thị trường dầu ăn trong nhiều năm liền. Trên thị trường hiện nay, nhiều loại thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Để đảm bảo cuộc sống an bình, sức khỏe tốt, người tiêu dùng cũng đã có xu hướng tìm đến những sản phẩm an toàn và có lợi cho sức khoẻ. Nắm bắt được nhu cầu đó, Cty cho ra đời sản phẩm dầu lạc sạch có thương hiệu Nông Việt”.

09-00-38_nnvn-__1-_du_lc_nong_viet_duoc_nguoi_tieu_dung_dnh_gi_co
Dầu lạc Nông Việt được người tiêu dùng đánh giá cao

Các huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa có truyền thống trồng lạc từ bao đời nay. Khí hậu, chất đất của vùng núi phù hợp cho cây lạc phát triển. Đó cũng là lợi thế cho sản phẩm dầu lạc sạch của Cty TNHH Diến Hồng.

Để có sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các công nhân của Cty thực hiện một quy trình sản xuất dầu lạc nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn, chất lượng cao. Theo ông Diến, nhân được nhặt sạch sẽ, không còn hạt bị mốc, bị thối để bảo đảm dầu ép ra.

"Khi lạc thu mua về sẽ được làm sạch tạp chất, đất cát. Sau đó, đưa vào máy tách và bóc vỏ cho ra lạc nhân. Lạc nhân được chuyển qua máy sàng tuyển để loại bỏ những hạt lạc không đạt yêu cầu cho sản xuất sản phẩm dầu. Ở khâu này, lạc nhân được làm sạch sẽ, không còn hạt bị mốc, bị sâu, thối.

Sau quá trình chọn, lạc nhân sẽ được đưa vào sấy ở nhiệt độ cao, phù hợp và chuyển sang máy ép dầu. Xưởng máy ép dầu được gia nhiệt với nhiệt độ từ 120 - 140oC để dầu chín, đồng thời thu được lượng dầu ép tối đa”.

Dầu sau khi ép còn nhiều tạp chất, do đó, sẽ được đưa vào hệ thống lọc chân không khí nén. Công đoạn lọc được thực hiện 3 - 4 lần, đến khi dầu trong thì đưa ra đóng chai thành phẩm”, Giám đốc Diến nói thêm.

09-00-38_nnvn__2-_lc_duoc_tuyen_chon_truoc_khi_du_vo_sn_xut
Tuyển chọn lạc trước khi sản xuất

Với quy trình sản xuất như vậy, dầu lạc Nông Việt luôn bảo đảm là sản phẩm chất lượng cao, không có chất phụ gia và chất bảo quản, có thời gian sử dụng khá lâu (18 tháng). Hiện sản phẩm dầu lạc Nông Việt đã có mặt tại nhiều cửa hàng và một số siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh trong nước.

Bà Phan Thị Thủy (chủ một quầy tạp hóa ở TP Đồng Hới, Quảng Bình) cho hay, giá bán của dầu lạc Nông Việt khá cao so với các loại dầu ăn khác trên thị trường. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng vẫn lựa chọn sản phẩm này. Đơn giản là vì họ tìm hiểu và biết được đây là sản phẩm sạch và có nhiều tính ưu việt mà sản phẩm mang lại.

Để người tiêu dùng biết đến thương hiệu dầu lạc Nông Việt nhiều hơn, Cty cũng đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, sở, ngành (đặc biệt là Sở Công thương) trong việc tham gia các hội chợ xúc tiến, quảng bá tại các tỉnh, thành trong cả nước. Trong năm 2017, Cty mạnh dạn đưa sản phẩm dầu lạc Nông Việt tham gia hội chợ quốc tế Thái Lan. Sản phẩm được người tiêu dừng Thái Lan quan tâm và đã mua với số lượng khá lớn.

Sau gần hai năm đi vào sản xuất, sản phẩm dầu lạc Nông Việt có mức tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường. Sản phẩm dầu lạc Nông Việt đã được tiêu thụ tại các siêu thị Co.op Mart Quảng Bình, siêu thị Thái Hậu với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. “Cty đã có kế hoạch năm tới sẽ cho ra khoảng 12.000 lít dầu lạc thương hiệu Nông Việt để phục vụ cho khách hàng”, ông Diến cho biết.
 

Chuỗi giá trị cho nông dân

Theo ông Trần Văn Diến, bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, Cty TNHH Diến Hồng cũng đã chú trọng đến khâu liên kết với bà con nông dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Nguồn nguyên liệu không chỉ thu mua từ các địa phương trong tỉnh mà Cty còn vươn ra thu mua cho nông dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, Cty trực tiếp hỗ trợ nông dân tham gia mô hình liên kết. Trong đó, chú trọng cung cấp giống đảm bảo chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật... Cán bộ Cty luôn sát với nông dân để hướng dẫn kỹ thuật canh tác lạc sạch với những khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, thảo dược.

Lạc của nông dân sau khi thu hoạch được Cty bao tiêu sản phẩm theo hướng bền vững và đưa về chế biến dầu lạc an toàn. Với mô hình liên kết này, bà con hoàn toàn yên tâm về đầu ra của cây lạc, không sợ bị tư thương ép giá.

09-00-38_nnvn__3-_nong_dn_vui_vi_nm_trogn_chuoi_lien_ket_sn_phm
Nông dân vui mừng được đưa sản phẩm vào chuỗi liên kết

Ông Đinh Văn Tố (xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa) hồ hởi cho hay: “Trước đây, bà con khi vào vụ lạc ĐX thì lo lắng lắm. Năm nào cũng vậy, phải chất vào nhà chờ thương lái đến mua. Có khi họ ép giá thấp, không bán được. Lạc để lại càng khó bảo quản nên nông dân gặp khó. Nay liên kết với Cty được hỗ trợ ban đầu khỏi lo vốn. Khi thu hoạch, được thu mua ngay tại ruộng, giá cũng cao và ổn định. Có nhà, mỗi vụ lạc thu được hàng chục triệu đồng, bà con phấn khởi lắm”.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu và được người tiêu dụng ghi nhận, nhưng Cty TNHH Diến Hồng còn gặp một số khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm do không ít người tiêu dùng chưa phân biệt chất lượng sản phẩm.

Ông Trần Văn Diến chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn được các cấp tạo điều kiện trong việc vay vốn, mở rộng sản xuất. Trung bình mỗi năm, Cty thu mua cho nông dân từ 3.000 - 4.000 tấn lạc. Những năm tiếp theo sẽ thu mua nhiều hơn và cần mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho thêm nhiều lao động của địa phương”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm