| Hotline: 0983.970.780

Đem bố mẹ... 'bỏ 'chợ':

Đau lòng chứng kiến những phận đời bị bỏ rơi lúc về già

Thứ Năm 26/04/2018 , 14:30 (GMT+7)

Có nhiều thành phần vào dưỡng lão nhưng bấp bênh nhất là những người kinh doanh hay lao động tự do, không có lương hưu. Khi còn sức khỏe đa số họ dồn hết tiền cho con cái mà không hề nghĩ khi về già cần có...

Người mở đường cho nhà dưỡng lão

Năm 2001, anh Nguyễn Tuấn Ngọc - Chủ tịch Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trở thành một trong những người mở nhà dưỡng lão tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Thủa ban đầu, ế xưng ế xỉa. Đi khắp nơi chào mời ai cũng chối, thậm chí còn mắng cho. Họ cho rằng: Đưa bố mẹ vào dưỡng lão là bất hiếu. Nhà dưỡng lão khác gì nhà tế bần, lụp xụp, bẩn thỉu, vào đó sẽ bị đối xử tệ bạc, chỉ những người không có con mới vào.

Định kiến xã hội lúc bấy giờ không ai đồng tình với mô hình này mà ngay cả bố mẹ, vợ con của anh Ngọc cũng phản đối bởi làm một công việc chỉ thấy đường đi xuống không thấy đường đi lên: “Chăm người già dù có tốt đến mấy rồi người ta tuổi cao lên, cũng yếu đi còn chăm trẻ tuổi cao lên thì khỏe lên. Từ lúc chưa biết đi thì nay biết đi, từ lúc chưa biết nói thì nay biết nói. Chăm người già thì ngược lại, từ biết nói trở thành không biết nói, từ đang đi được trở thành không đi được”.

Tình cờ một người trong họ ốm nên anh Ngọc đón về tự tay chăm sóc từ tắm rửa, thổi cơm, bón ăn đến giặt giũ quần áo còn tiền nong không dám đặt vấn đề. Thêm người hàng xóm mắc đái tháo đường nặng lại hoàn cảnh éo le cũng được anh rước về chăm, muốn đưa bao nhiêu tiền thì đưa, không đòi hỏi. 3 - 4 năm sau mới có lác đác người tự nguyện vào. Để đến nay dưỡng lão Thiên Đức mở rộng ra tới 3 cơ sở với hơn 300 khách hàng.

Với nhà khá giả có thể chọn giúp việc hay gửi vào dưỡng lão

Mức phí thấp nhất ở Trung tâm từ 6 triệu đến 16 triệu/tháng tùy theo mức độ bệnh tật, phòng ốc và chế độ chăm sóc. Phí cao là thế nhưng theo anh Ngọc đôi lúc thu cũng chỉ đủ bù chi bởi phí tổn nhiều, bởi đang phải nuôi miễn phí 21 cụ có hoàn cảnh đặc biệt.

Tỉ như ông Nguyễn Văn Chung (đã đổi tên) vào nhà dưỡng lão dưới sự bảo trợ của người em trai chứ không phải do con cái. Không may người em bị tai nạn nên chẳng còn nguồn kinh phí để chu cấp nữa. Tỉ như ông Nguyễn Tiến Thu (đã đổi tên) được con gái đưa vào, đóng phí một thời gian rồi lừa bố già lú lẫn, lăn tay giấy tờ, lén lấy sổ đỏ đi phô tô rồi thế chấp vay ở mấy ngân hàng. Tất cả những trường hợp đang phải nuôi từ thiện ở cơ sở 2 tại huyện Sóc Sơn vì cơ sở 1 phần đất đắt phần lại chật chội không thể chứa nổi hết cảnh cơ nhỡ.
 

Bao giờ có tiền sẽ trả...

Thấy thân nhân mọi người vào ra tới tấp, bà Lê Thị Tám (đã đổi tên) ở Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi Hà Nội cơ sở 1 (Trần Quang Diệu, Đống Đa - Hà Nội) liền thở dài: “Không con cháu, không một cú điện thoại hỏi thăm, buồn như trấu cắn các ông các bà ạ!”. Chỉ đến khi anh Bằng - chồng chị Thu - Giám đốc Trung tâm mang mấy quyển sách đến thì ánh mắt của bà mới sáng lên một chút, như ngọn đèn dầu bỗng lóe trước khi tàn.

Ở tuổi ngoài 70, bi kịch gia đình lại thêm nỗi đi đứng không được nên bà chỉ còn niềm an ủi duy nhất là quên đời trong những trang sách. Anh Bằng vẫn nhớ rõ cái hôm bà được người con trai út đưa đến. Thái độ lúng ta lúng túng, hỏi mới hay là túng tiền. “Em là giảng viên của trường V.N. Thôi thì anh chị chăm sóc mẹ giúp, em sẽ đóng tiền đầy đủ”. Không đủ tiền đặt cọc, tháng đầu tiên anh ta chỉ đóng được 7 triệu đồng. Tháng sau anh không đến nữa mà chỉ gọi điện cầu xin rằng: “Em rất khó khăn, anh chị thông cảm cho nợ, tháng sau em sẽ thanh toán”.

Cái điệp khúc tháng sau cứ lặp đi lặp lại. Vậy là từ đó Trung tâm phải nuôi không công bà Tám gần 1 năm. Nhiều lần bà khóc mà rằng: “Khổ lắm, nếu mà Thu đuổi tôi ra đường thì tôi biết đi đâu bây giờ?”. Chị Thu đành phải động viên: “Cháu không nỡ thế đâu”. Thấy thế, bà mới nói: “Thôi bây giờ tôi có mấy triệu tiền lương hưu, đưa tôi về sẽ làm thủ tục chuyển vào tài khoản của Trung tâm”.

Vài tháng nay, khoản lương hưu 3,2 triệu đồng của bà mới được chuyển về nhà dưỡng lão. Kể cả thế mỗi tháng bà vẫn còn thiếu tới hơn 4 triệu tiền phí. Ái ngại quá, bà mới bảo: “Bây giờ có chỗ nào rẻ cô đưa tôi đi”. “Chẳng còn chỗ nào hơn ở đây nữa đâu cô”. Nghe chị Thu đáp như thế, bà bỗng bật khóc hu hu. Vết thương cứ như cái dằm, mưng mủ trong tâm can giờ bỗng được giải tỏa. Bà tâm sự, chồng mất sớm, một mình góa phụ nuôi hai con trai khôn lớn. Lúc xế chiều, bà bán nhà chia tiền cho chúng mua nhà riêng còn mình thuê nhà ở. Đến khi bị tai biến, bà đưa trước tiền thuê nhà 1 năm cho thằng út đóng hộ mà không ngờ anh này nướng hết vào cờ bạc, thành ra không một chốn dung thân.

Người con út tuy cờ bạc đến mức phải bán sạch nhà cửa, vợ con bỏ đi nhưng vẫn còn có hiếu, thỉnh thoảng lại gọi điện về hỏi thăm mẹ. Còn ông anh thì dù là giảng viên của một trường đại học khá có tiếng ở Hà Nội mà lại nát rượu. Đôi lần người con cả đến Trung tâm, không một đồng quà, tấm bánh đã đành mà còn "chân đăm đá chân chiêu", tay cầm chai rượu dí vào mặt anh Hà Vĩnh - quản lý ở đây miệng lè nhè: “Ông biết đây là gì không? Đây là chai rượu”.

Ở cơ sở 2 của Trung tâm tại khu đô Thị Pháp Vân (Hà Nội) có ông Nguyễn Văn Trờ (đã đổi tên), trước hành nghề thầy cúng ở phố K.T. Không có con đẻ, không có lương hưu, vợ thì đã mất nên ông được một người cháu họ xa của vợ đưa vào dưỡng lão. Thời còn cúng bái ông có nhiều con nhang, đệ tử nhưng lúc về già, tiền bạc cạn kiệt chẳng còn có một ai. Người con nuôi luôn miệng nhận phụng dưỡng đến lúc bố nuôi bị tai biến liền đưa cho tờ giấy bán nhà soạn sẵn rồi ngon ngọt dỗ.

Ông đồng ý bán, được 2,4 tỉ thì cô em gái lấy một nửa vì nhà đó là đất của bố mẹ để lại, còn một nửa người con nuôi cầm. Anh này bảo tiền cấp cứu cho ông hết 400 triệu nên trừ luôn, chỉ còn 800 triệu. Khi ông ra viện, người con nuôi tống bố lên Trại bảo trợ của nhà nước ở Ba Vì. Mấy bà chị vợ lên thăm, trông thấy ông nhếch nhác, thương quá mới đón về Trung tâm để trình bày: “Bọn chị tuy ở nước ngoài cũng chỉ ăn tiền trợ cấp xã hội thôi chứ không giàu có gì nhưng 4 chị sẽ cố đóng cho ông mỗi tháng mỗi người 1,5 triệu tổng cộng là 6 triệu đồng”.

Người cháu họ trở thành đầu mối để nhận tiền và gửi tiền trợ cấp cho ông hàng tháng. Được mấy tháng đầu đều đặn nhưng đến tháng thứ 3, 4 thì giãn ra 2 tháng, 3 tháng và hiện nay đã thành 6 tháng rồi mà chưa đóng một đồng nào. Trong khi đó người con nuôi tìm đến, bảo sẵn sàng nhận ông về nhưng họ hàng bên vợ lại ngăn cản quyết liệt: “Nếu cho nó nhận về thì chỉ 15 ngày là ông chết thôi. Ông bị tiểu đường, nó chẳng cần phải giết đâu mà chỉ cần cho ăn thả cửa là chết để thoải mái tiêu nốt số tiền 800 triệu còn lại”. Quả thật, đã một lần ông hút chết, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đống Đa lúc 1 giờ đêm vì ăn nhiều đồ ngọt...

Thấy người cháu không còn đóng tiền nữa chị Thu mới gọi điện cho anh con nuôi. Cách đây 1 tháng người này cũng chịu vào, trước mặt bố nuôi anh ta ngọt nhạt xin số tài khoản để gửi tiền phụng dưỡng. Nhưng rốt cục chỉ chuyển được vỏn vẹn 1 triệu đồng. “Anh ta đã nói dối để bố nuôi không chửi mình nữa”. Chị Thu nhận định. Ngoài tiền chăm sóc 6 triệu/tháng còn tiền bỉm 750.000 đồng, tiền thuốc huyết áp 200.000 - 300.000 đồng nhưng đã 6 tháng rồi ông không thể nộp.

Tết, chị Thu đang định đem ông về trả cho người cháu vợ thì thấy ông buồn thiu liền hỏi: “Sao ông Trờ buồn thế?” “Tôi buồn lắm vì không có tiền đóng, phải ăn nhờ mọi người”. Thương quá chị lại không nỡ đuổi. Có tất thảy 3 trường hợp bị bỏ rơi như vậy trên tổng số khoảng 60 khách hàng ở Trung tâm này.

Có nhiều thành phần vào dưỡng lão nhưng bấp bênh nhất là những người kinh doanh hay lao động tự do, không có lương hưu. Khi còn sức khỏe đa số họ dồn hết tiền cho con cái mà không hề nghĩ khi về già cần có khoản phòng thân. May ra ai có con cái ăn nên làm ra thì còn đủ chu cấp còn không thì sống rất khổ. Chúng tranh cãi, tị nạnh từng đồng đóng góp nuôi bố mẹ.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.