| Hotline: 0983.970.780

Đầu năm lên núi chống dịch

Thứ Ba 06/01/2015 , 09:13 (GMT+7)

Dịch LMLM trên đàn gia súc từ đàn bò của Viettel tặng người nghèo tỉnh Yên Bái đã tạm lắng, nhưng không biết sẽ bùng phát trở lại lúc nào./ Tiêu huỷ toàn bộ số lợn và 3 con bò LMLM do Viettel hỗ trợ

Đầu năm 2015, PV báo NNVN theo đoàn công tác của tỉnh Yên Bái lên Trạm Tấu chống dịch...

Huyện Trạm Tấu nằm trên núi cao, những ngày này rét lắm, nhiệt độ ban ngày có nắng hanh nhưng vẫn ở ngưỡng 15-17oC, còn ban đêm nhiều nơi xuống tới 5-6oC. Rét là đồng minh của bệnh tật, nhiều gia đình không dám thả gia súc lên rừng như mọi năm.

Bệnh LMLM đồng loạt bùng phát từ đàn bò của Viettel tặng người nghèo Yên Bái từ ngày 10/12/2014 ở cả 4 xã của huyện Trạm Tấu: Hát Lừu, Pá Lau, thị trấn Trạm Tấu và Tà Si Láng.

Dịch bệnh LMLM giống như cơn lốc núi quét qua những thôn bản nghèo người Mông với sự lây lan chóng mặt. Ngày 12/12/2014 chỉ có 21 con gia súc bị nhiễm bệnh, ngày 14/12 tăng lên 47 con, tới ngày 16/12/2014 số gia súc bị nhiễm bệnh là 78 con.

Số gia súc tăng lên từng ngày, tệ hại hơn dịch bệnh lây chéo sang đàn gia súc của dân, nhiều gia đình hoảng loạn nhìn đàn gia súc mà họ đặt tất cả niềm hy vọng sắp sửa tan thành mây khói.

Chị Lường Thị Hom ở bản Lừu 1, xã Hát Lừu, nước mắt lưng tròng kể với tôi: Nhà cháu có một con trâu hai tuổi, sừng đã dài hơn một gang tay, đã bắt đầu cày bừa được rồi. Nó bị lây bệnh từ đàn bò nhà nước cho các hộ ở đây bác ạ.

Đã ba hôm nay nó không ăn được gì, miệng cứ chảy toàn bọt còn các móng chân thì lở loét, không đi được. Nó không ăn được cỏ nữa rồi, cháu không biết nó còn sống được không? Nói rồi Hom lấy tay áo chùi nước mắt: Cả nhà cháu chỉ có con trâu đó để cày ruộng thôi, nó chết thì không có gì để cày ruộng nữa...

Tính đến ngày 31/12/2014 toàn huyện Trạm Tấu có 227 con gia súc nhiễm dịch. Xã Hát Lừu có 70 con nhiễm dịch, trong đó có 25 con bò do Viettel hỗ trợ, 34 con trâu, 11 con bò của dân bị lây chéo. Đã tiêu hủy 3 con bò dự án và 2 con bò của dân do bị lây chéo.

10-49-12_5
Thôn Giao Chu, xã Pá Lau nơi bùng phát dịch LMLM

Xã Pá Lau có 5 thôn thì cả 5 thôn đều bị nhiễm dịch, tổng đàn gia súc bị nhiễm dịch là 126 con, trong đó có 19 con bò dự án, 29 con trâu, 17 con bò và 59 con lợn của dân nuôi. Đã tổ chức tiêu hủy 4 con bò dự án, 56 con lợn, 2 con trâu, và 1 con bò của dân nuôi.

Xã Tà Si Láng có 18 con gia súc bị nhiễm dịch thì có 13 con bò dự án và lây sang 3 con trâu và 2 con lợn của dân. Thị trấn Trạm Tấu tưởng thoát dịch ai ngờ cũng có 13 con nhiễm dịch, trong đó có 6 con bò dự án và 7 con dê của dân.

Như vậy, chỉ sau 20 ngày nhập đàn bò do Viettel hỗ trợ người ta đã buộc phải tiêu hủy 7 con bò dự án cùng 56 con lợn, 3 con bò và 2 con trâu của dân bị lây chéo.

Ông Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Cán bộ thú y phải nằm tại các ổ dịch kể cả trong những ngày nghỉ để tổ chức tiêm vacxin, phun thuốc tiêu độc khử trùng, hướng dẫn người dân phòng chống bệnh cho gia súc, không để dịch lây lan ra diện rộng. Nghiêm cấm việc vận chuyển gia súc nhiễm bệnh ra khỏi địa bàn...

Đến nay xã Tà Si Láng và thị trấn Trạm Tấu dịch đã tạm lắng không phát sinh thêm số con gia súc bị nhiễm dịch, còn hai xã Pá Lau và Hát Lừu thì dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng.

Xã Pá Lau nằm phía trên TX Nghĩa Lộ, dịch ở đây bùng phát mạnh và phức tạp hơn, nếu không kiểm soát chặt thì dịch từ Pá Lau tràn xuống thị xã chỉ trong gang tấc. Từ nửa tháng nay xã cho dựng một chốt kiểm dịch ngay đầu thôn Tà Ghênh, nghiêm cấm việc vận chuyển gia súc từ trong ra và từ ngoài vào, mọi xe cộ ra vào đều phải phun thuốc khử trùng.

Khi chúng tôi lên xã Pá Lau, nhìn gương mặt người dân ai cũng tỏ ra lo lắng, Tết đã cận kề mà dịch LMLM đang hoành hành, nhiều gia đình buộc phải tiêu hủy đàn lợn, không biết những con lợn còn lại mà họ nuôi ăn Tết có thoát được dịch không?

Ông Giàng A Chống, thôn Giao Chu mắt đỏ hoe, mấy ngày nay mất ăn mất ngủ vì hai mẹ con con trâu bị nhiễm dịch, miệng sùi bọt, máu chảy nhễ nhại không ăn uống được gì.

Con trâu mẹ thì chưa biết thế nào, còn con nghé hai tháng tuổi do đau miệng không bú được, chân bước không vững. Nếu trời rét và có mưa phùn con nghé kia chắc khó sống nổi.

Nhà Thào A Hồ ở cuối thôn Giao Chu, nhà Hồ thuộc diện nghèo, ăn xong Tết là hết thóc, cả nhà chỉ có một con bò là đáng tiền nhất. Con bò cái được hơn một năm tuổi, Hồ bảo do nhà nước cấp cho hộ nghèo từ năm ngoái. Mọi hy vọng của gia đình đều đặt vào con bò đó.

10-49-12_3
Thào A Hồ lo lắng cho con bò hơn một tuổi của mình

Bởi thế, khi nhận con bò về Hồ đeo trên cổ nó một cái chuông đồng, để nghe tiếng chuông biết nó đang ăn cỏ ở đâu. Nó bị lây bệnh từ đàn bò do Viettel hỗ trợ, nửa tháng nay vợ chồng Hồ suốt ngày bên cạnh con bò lo chữa bệnh cho nó. Con bò đã ăn được cỏ, nhưng vợ chồng Hồ vẫn còn lo lắm.

Bà Thào Thị Ly được Viettel hỗ trợ một con bò, nó phát bệnh chỉ sau hai hôm nhận về. Xã đã có 4 con bò hỗ trợ bị tiêu hủy rồi, nên bà sợ con bò nhà bà không biết có sống được không.

10-49-12_4
Bà Thào Thị Ly hy vọng con bò do Viettel hỗ trợ sẽ khỏi bệnh

Nhưng may sao sau khi cán bộ thú y tiêm thuốc, bôi thuốc vào miệng và các móng chân thì hai hôm nay con bò đã ăn được, nên bà cắt cỏ non và nấu cháo hòa thêm muối cho nó ăn. Bà mong sao nó không chết...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm