| Hotline: 0983.970.780

Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì?

Thứ Bảy 20/05/2017 , 07:15 (GMT+7)

Triệu chứng đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức.

Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết; ngồi, làm việc sai tư thế,… mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, rất cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế. Khi có triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, cơn đau kéo dài dai dẳng, làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

09-55-51_tr42
Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất

Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác, thường dựa vào đặc điểm của cơn đau, đó là với thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.

Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ đồng thời còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.

Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp và được mô tả là đau ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua, làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.

Vì vậy,  nếu khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối. Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.

Khi triệu chứng đau nhức xương khớp diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị kịp thời. Đừng chủ quan cho rằng xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, do thời tiết thay đổi… mà trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe, khiến bệnh xương khớp tăng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Đặc biệt, mỗi người cần chủ động bổ sung các dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh, giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên. Theo đó, xu hướng mới hiện nay là sử dụng tinh chất peptan có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Qua nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, các acid amin quý có trong peptan không chỉ giúp xoa dịu cơn đau mà còn tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường sức mạnh cơ, gân, dây chằng qua đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến  xương khớp hiệu quả từ gốc.

(Kiến thức gia đình số 19)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.