| Hotline: 0983.970.780

Đậu phụ - “thần dược” của phụ nữ

Thứ Ba 31/01/2012 , 10:14 (GMT+7)

Khi được phối kết hợp với một số gia vị và thực phẩm, đậu phụ sẽ có công dụng điều trị một số bệnh.

Đậu phụ là sản phẩm được làm ra từ đậu tương hay còn gọi là đỗ tương, đậu nành, rất giàu các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, magiê… Khi được phối kết hợp với một số gia vị và thực phẩm, đậu phụ sẽ có công dụng điều trị một số bệnh.

Các chế phẩm của đậu tương mang tới 90 – 95% protein, đây là nguồn protein thực vật có giá trị cao cung cấp cho con người. Trong hạt đậu còn chứa sắt, canxi, phốt pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vitamin trong đậu tương có nhiều nhóm B đáng kể là vitamin B1, B2, B6, ngoài ra còn có vitamin E, acid pholic... 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu tương chứa nhiều isoflavone và được coi là thực phẩm gia tăng nữ tính giúp bảo vệ phụ nữ giảm chứng bệnh như tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương nên đậu tương còn được mệnh danh là “thần dược” của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người và động vật đã trả lời chính xác điều này.

Người ta tính toán rằng, mỗi ngày ăn 2 miếng đậu phụ có thể thoả mãn nhu cầu canxi của cả ngày của 1 người. Ăn đậu phụ thường xuyên còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, giải khát, làm sạch ruột và dạ dày, có lợi cho người thể chất nhiệt nóng, miệng hôi, hay khát hoặc người vừa mắc các chứng bệnh do nhiệt nóng.

Y học hiện đại cũng chứng minh, ngoài công dụng tăng cường dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác muốn ăn, đậu phụ còn rất có lợi cho sự phát triển của răng và hệ xương; giúp tăng cường hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu. Không chỉ vậy, đậu phụ không chứa cholesterol, nên cũng là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp và tim mạch. Ngoài ra, với hàm lượng estrogen thực vật phong phú, đậu phụ còn có tác dụng ngăn ngừa chứng loãng xương rất hiệu quả.

  Để tham khảo và ứng dụng, dưới đây xin gợi ý cách dùng đậu phụ để trị một số bệnh thường gặp.

  * Trị cảm cúm, trúng gió: Dùng 50g đậu phụ với 10 – 15g chao đậu và 5 nhánh hành lá nấu sôi. Ăn nóng, trùm chăn để ra mồ hôi giải cảm.

  * Trị bệnh viêm khí quản: Lấy 500g đậu phụ, 60g đường mạch nha, với 1 ly nước ép dứa tươi. Đem đun sôi, sau đó ăn và uống cả nước, ngày 1 – 2 lần.

  * Trị  đờm suyễn: Chuẩn bị 500g đậu phụ, mỗi miếng đều khoét rỗng bên trong để vừa 10g đường đỏ. Sau đó hấp cách thuỷ 25 phút, rồi ăn liền trong 1 lần. Dùng liên tục 2 – 4 ngày.

  * Trị tì vị suy hàn: Lấy 50g thịt dê nấu chín,  rồi cho thêm 200g đậu phụ, 15g gừng tươi, nêm gia vị, dùng như món ăn. Cần dùng một tuần.

  * Trị loét lở khoang miệng: Nấu chín 100g đậu phụ  với 100g bí đao, và 10g lá sơn trà. Ngày  ăn 1 – 2 lần.

  * Chữa thiếu sữa sau sinh: Cho 150g đậu phụ và 50g đường đỏ đun sôi với lượng nước vừa  đủ. Đợi khi đường đỏ tan hết, cho thêm 50g rượu gạo, đun sôi thì ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày.

  * Trị khí hư trắng ở nữ giới (bạch đới): Giã nát 10 hạt bạch quả (bỏ tâm, bỏ vỏ), hoà vào 1 bát nước đậu phụ đã xay rồi cho vào chung chưng cách thuỷ. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

  * Trị sốt cao không giảm ở trẻ nhỏ: Nấu 500g đậu phụ với 250g dưa chuột thành canh, uống thay nước cho tới khi hạ sốt.

  * Trị đại tiểu tiện ra máu: Rang khô bã đậu phụ, tán thành bột, hoà cùng nước đường đỏ uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 – 6g. 

 * Ngăn ngừa chứng loãng xương: Theo các nhà khoa học đã và đang chứng minh được nhiều lợi ích của sản phẩm này, như Isoflavones trong đậu tương có thể ngăn ngừa chứng loãng xương hoặc xốp xương. Isoflavones trong đậu tương có hiệu quả duy trì những tế bào xương thêm vững chắc, có khả năng khống chế các chứng tiền mãn kinh. Do đó hàng ngày ăn từ 1 – 2 thanh đậu phụ sẽ giúp ích cho phụ nữ từ độ tuổi trên 30.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm