| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 22/01/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 22/01/2018

Đâu rồi những 'Ngự Sử Quan'?

Thời phong kiến, triều đại nào cũng lập một cơ quan đặc biệt, gọi là “ngự sử đài”. Làm việc trong ngự sử đài là những ngự sử quan, những người được phép vạch tội từ các quan dưới tỉnh, trong triều...

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng vừa thi hành kỷ luật một loạt quan chức của thành phố này, như các ông Phạm Văn Hải, nguyên phó chánh văn phòng thành ủy TP Đà Nẵng, Võ Văn Phụ, phó chánh văn phòng thành ủy TP Đà Nẵng, Đoàn Xuân Hiếu, chánh văn phòng Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng. Cả 3 đều mắc những khuyết điểm như nhau. Đó là tham mưu sai, dẫn đến lãnh đạo TP ra những quyết định vi phạm pháp luật.

Vụ kỷ luật trên nói lên điều gì?

Thời phong kiến, triều đại nào cũng lập một cơ quan đặc biệt, gọi là “ngự sử đài”. Làm việc trong ngự sử đài là những ngự sử quan, những người được phép vạch tội từ các quan dưới tỉnh, trong triều đến cả bậc chí tôn là hoàng đế, mỗi khi phát hiện họ làm điều gì trái pháp luật hay trái đạo đức. Người giữ chức quan ngự sử phải có đủ các điều kiện sau: Một là rất tài giỏi, am hiểu sâu sắc về pháp luật. Thứ hai là liêm khiết. Thứ ba là trung thực, và thứ tư là dũng cảm.

Không hiểu sâu sắc về pháp luật thì không thể biết ai là người vi phạm pháp luật. Không liêm khiết thì không đủ tư cách vạch tội ai. Không trung thực thì không thể phân biệt được phải trái. Và không dũng cảm, thì thấy sai không dám đấu tranh, cúi đầu ngậm miệng, dung túng cái ác. Trong lịch sử, rất nhiều ngự sử quan đã rơi đầu vì cố can khi thấy những hôn quân, bạo chúa có những chiếu chỉ, mệnh lệnh hay việc làm dẫm lên pháp luật, chà đạp đạo đức, ảnh hưởng đến đời sống của muôn dân, gây thiệt hại đến chủ quyền đất nước.

Làm lãnh đạo một cơ quan có thẩm quyền, không ai giỏi tất cả các lĩnh vực. Thế nên ngày nay, bên dưới cơ quan có thẩm quyền nào cũng có rất nhiều cơ quan chuyên môn, mỗi cơ quan phụ trách một lĩnh vực. Và lãnh đạo nào cũng phải dựa vào sự tham mưu của các cơ quan chuyên môn trước khi ra những quyết định hành chính. Và những người lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo, cũng có những nét giống với các ngự sử quan thời phong kiến. Đó là rất giỏi chuyên môn trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Nhiệm vụ của họ là tham mưu cho lãnh đạo, để lãnh đạo ra những quyết định hành chính đúng pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội. Không những tham mưu, mà nhiệm vụ của họ còn là can gián lãnh đạo, mỗi khi lãnh đạo có những chủ trương, quyết định sai lầm.

Qua ba trường hợp trên, có thể thấy, một khi tham mưu không những không giỏi chuyên môn, lại còn không liêm khiết, không trung thực, có ý thức vụ lợi, thì nguy hiểm vô cùng. Vì một lý do nào đó hay vì một món lợi nhỏ, họ sẵn sàng đưa ra trình lãnh đạo những đề xuất bất chấp pháp luật, dẫn đến việc lãnh đạo, vì tin tưởng ở họ, mà ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân, hoặc làm tổn hại đến quyền lợi của Nhà nước.

Vậy làm thế nào để mỗi cơ quan chức năng, tham mưu, là một “ngự sử đài”? Mỗi cán bộ trong các cơ quan đó đều trở thành những “ngự sử quan”?