| Hotline: 0983.970.780

Đầu Trâu AA là gì?

Thứ Sáu 09/03/2018 , 07:15 (GMT+7)

Phân Đầu Trâu AA (AA hay A1 và A2) dùng để chỉ trong loại phân đấy có chứa hai chất mới, có khả năng tăng hiệu suất sử dụng chất đạm (N) và chất lân (P205) lên từ 20 - 40% (lấy trung bình là 30%), đó là Agrotain và Avail.

Như vậy AA là 2 chữ cái đứng đầu của 2 chất này. Phân nào có chứa đủ 2 chất này đều gọi là phân AA...

10-59-01_du-tru-1-2

Ví dụ, phân Đầu Trâu NPK 20-20-15 đa năng là loại phân AA. Nhưng để dễ nhớ, Công ty CP Phân bón Bình Điền đặt tên Đầu Trâu NPK 20-20-15 không có thêm TE thì gọi là ĐT 215 (nhưng có AA chứa trong phân); và Đầu Trâu 20-20-15+TE thì gọi là Đầu trâu TE 215.

2 loại này là phân đa năng, dùng cho cây nào cũng được, nhưng tùy thuộc vào sản phẩm thu hoạch để bổ sung thêm kali vào giai đoạn từ ra hoa trở đi, ví dụ cây mía, cây khoai, cây sắn hay cây bắp…) và Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa, ví dụ NPK + TE A1 và Đầu Trâu.

NPK+TE A2, 2 loại phân này cũng có bổ sung cả 2 hoạt chất nói trên nên thuộc loại phân AA. Nhưng để cho người sử dụng phân biệt được dễ dàng, Bình Điền dùng ký hiệu A1 và A2 để chỉ thứ tự sử dụng bón thúc trước và sau theo thời gian sinh trưởng của từng cây.

Các loại phân AA này dùng cho cây nào cũng tốt. Tuy nhiên do là phân mới ra đời nên cũng có người chưa hiểu nên hỏi: Phân NPK Đầu Trâu có chứa Agrotain và Avail bón cho đất phù sa mang lại hiệu quả rất cao, vậy có thể sử dụng cho đất phèn được không? Bón như thế nào? Liều lượng bao nhiêu, bón lâu có ảnh hưởng gì đất không?

Bình Điền xin trả lời rằng trong các loại phân này tác dụng chính là thành phần dinh dưỡng chứa trong phân, còn 2 chất AA chỉ có chức năng làm tăng hiệu quả sử dụng của phân nên đất nào cũng đều sử dụng được. Để cho dễ hiểu, chúng tôi xin giới thiệu kết quả một số bà con đã sử dụng trên đất phù sa ngọt và trên đất phèn để tiện tham khảo:

1/ Trên nền đất phù sa ngọt tại Châu Thành, An Giang

Khảo nghiệm để tìm hiểu hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của phân NPK ĐầuTrâu A1 và A2 đến năng suất lúa tại hộ của ông Nguyễn Anh Tuấn, xã Vĩnh Hạnh, Châu Thành (An Giang) ĐX 2013-2014.

Trong khảo nghiệm này nền phân Đầu Trâu A1 và A2 bón liều lượng 77kg N + 49kg P205 và 42kg K20/ha để so sánh với nền phân do ông Tuấn bón là 260kg Urea + 150kg DAP thường và 120kg Kali, tính ra nguyên chất là 147kg N + 69kg P205 và 72kg K20/ha.

So với nền phân Đầu Trâu thì ông Tuấn đã bón cao hơn là 70kg N + 20kg P205 và 30kg K20/ha. Số phân dôi ra này tương đương với 152kg phân Ure + 125kg Super lân và 50kg phân Kali/ha.

Do bón nhiều phân nên chi phí cao hơn, nhưng năng suất lúa thấp hơn nền phân Đầu Trâu là 400kg/ha, dẫn đến giá thành lúa của ruộng ông Tuấn cũng cao hơn. Do đó dù giá thóc bán như nhau, nhưng tiền lời từ ruộng luá ông Tuấn cũng thấp hơn là 1,7 triệu đồng/ha.

2/ Trên đất phèn Thoại Sơn, An Giang

Trình diễn được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Khải, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang (trong mô hình VietGAP). Tại đây nền phân Đầu Trâu A1 và A2 bón 79kg N + 30kg P205 và 49kg K20/ha. Còn ruộng ông Khải bón 210kg Urea; 180kg DAP thường và 99kg Kali, tương đương với 99kg N + 83kg P205 và 89kg K20/ha. Như vậy ruộng ông Khải dù đã tuân thủ theo mô hình VietGAP vẫn bón cao hơn nền phân Đầu Trâu là 20kg N + 53kg P205 và 40kg K20/ha, tương đương với 43kg Ure + 331kg Super lân và 67kg phân Kali/ha.

Số liệu trên cho thấy nông dân Nguyễn Văn Khải cũng là nông dân tiên tiến, ông đã biết áp dụng kỹ thuật VietGAP khá tốt, nhưng nguồn phân sử dụng dù có cao hơn nền phân Đầu Trâu, vẫn thu được năng suất thấp hơn nền phân Đầu Trâu, giá thành lại cao hơn, dẫn đến tổng thu thấp hơn nên lợi nhuận thấp hơn nền phân Đầu Trâu đến 4,6 triệu đồng/ha.

Kết quả này trả lời rõ ràng là dùng phân Đầu Trâu có chứa Agrotian và Avail trong dạng phân A1 và A2 ở trên đất nào cũng tốt, ở vùng đất phèn lại còn tốt hơn cả vùng đất phù sa ngọt. Vì vậy bà con yên tâm sử dụng.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.