| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư trồng hoa địa lan

Thứ Ba 13/01/2009 , 08:00 (GMT+7)

Xin các nhà khoa học cho biết đầu tư trồng 1 sào hoa địa lan hiện nay hết bao nhiêu? Mua cây giống ở đâu là đảm bảo?

Chăm sóc hoa địa lan
Hỏi: Tôi đang sống ở vùng hoa hồng Mê Linh (Hà Nội), muốn đưa thêm nhiều loại hoa chất lượng cao vào trồng vừa để tăng thêm thu nhập, vừa để làm phong phú thêm nguồn hoa cung cấp cho thị trường, trong đó có hoa địa lan và phong lan. Xin các nhà khoa học cho biết đầu tư trồng 1 sào hoa địa lan hiện nay hết bao nhiêu? Mua cây giống ở đâu là đảm bảo?

(nguyentrangcong1508@yahoo.com)

Trả lời: Để trả lời câu hỏi của bạn chúng tôi đã đến thăm các mô hình trồng hoa chất lượng cao, trong đó có hoa địa lan của Bộ môn Nghiên cứu hoa và cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả) và nêu yêu cầu của bạn với KS. Đặng Tiến Dũng, một trong những chuyên gia về hoa địa lan và lan hồ điệp của bộ môn.

Theo KS. Đặng Tiến Dũng, hoa địa lan hiện đang có mặt trên thị trường nước ta được chia làm 2 loại: các giống nhập nội và các giống bản địa. Các giống nhập nội đòi hỏi phải có các cơ sở hạ tầng (tuy không phải đầu tư lớn lắm) nhưng phức tạp ở chỗ cần có thời gian xử lý lạnh 3 tháng giúp cho cây phân hóa mầm hoa với những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 10-120C.

Thông thường trồng ở vùng đồng bằng nếu không có các thiết bị để xử lý lạnh đến thời kỳ cây sắp phân hóa mầm hoa phải đưa lên những vùng núi cao, thời tiết mát lạnh, nhiệt độ thấp trong mùa hè như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn La), Hòa Bình… một thời gian, sau đó lại mang về thì cây mới ra hoa. Hiện nay chúng ta có thể đầu tư các thiết bị xử lý lạnh tại chỗ đỡ tốn kém, thuận tiện hơn. Đầu tư cho 1 sào (360m2) ở giai đoạn cây con trồng được khoảng 5.000 cây, cây nhỡ khoảng 3.500 cây, giai đoạn cây trưởng thành là 1.700 cây. Ở giai đoạn cây con và cây nhỡ không tốn nhiều tiền vì không phải xử lý lạnh, chỉ nuôi trồng, chăm sóc tại chỗ trong năm đầu, cần khoảng 100 triệu đồng (chủ yếu là tiền mua cây giống, phân bón, thuốc BVTV) và khoảng 70 triệu đồng để xây dựng nhà trồng.

Thời gian từ bắt đầu trồng đến lúc cây ra hoa đạt tiêu chuẩn mất hai năm rưỡi. Trong những năm gần đây Bộ môn Nghiên cứu hoa và cây cảnh đã trực tiếp chuyển giao công nghệ giúp nhiều hộ gia đình, các trang trại trồng hoa ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình… xây dựng được nhiều nhà lưới, nhà màng che nilon trồng được nhiều loại hoa cao cấp đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong đó có hồ điệp và địa lan. Về các giống lan bản địa, anh Dũng cho hay: Tuy không cần phải đầu tư các thiết bị để xử lý lạnh, đết Tết các giống này vẫn tự ra hoa bình thường nhưng đòi hỏi người trồng phải có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm cao thì mới đạn được kết quả như mong muốn.

Nhìn chung các giống địa lan bản địa chỉ dành cho những người am hiểu kỹ thuật, có điều kiện đầu tư và trồng vì mục đích nghệ thuật, có những cây rất đắt tiền, lên đến 20-30 triệu đồng/chậu như các giống Thanh Ngọc, Hoàng Phi, Xa Tú… Nông dân ít người trồng được loại cây này và cũng không nên làm mặc dù mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng không lớn, không phải xử lý lạnh… nhưng nó lại rất kén người trồng và cả người chơi hoa nữa. Nếu muốn đầu tư trồng hoa địa lan thì bạn nên trồng các giống nhập nội theo phương pháp công nghiệp vừa có chất lượng hoa cao, giống tốt, dễ trồng, đáp ứng thị hiếu người chơi hoa hiện nay.

Hiện tại, Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã hoàn thiện được qui trình khép kín từ nhân giống bằng phương pháp vô tính (nuôi cấy mô, giá rẻ hơn nhiều so với cây nhập nội), kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa, thu hái, đóng gói và bảo quản hoa. Bộ môn sẵn sàng cung cấp cây giống nuôi cấy mô (công suất 25 vạn cây/năm), tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn qui trình thông qua chuyển giao công nghệ hoặc hợp tác liên kết, liên doanh cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa với các cơ sở, hộ gia đình tùy theo từng phương thức hợp đồng mà bạn lựa chọn.

Địa chỉ liên hệ để mua giống và được tư vấn, cung cấp qui trình kỹ thuật miễn phí: Bộ môn Nghiên cứu hoa và cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả, thị trấn Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội; ĐT: 04.38765625; 091.5413752.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm