| Hotline: 0983.970.780

Đầu xuân ghé thăm những vùng đất trường thọ nhất hành tinh

Thứ Ba 20/02/2018 , 13:15 (GMT+7)

Rất bình thường như những vùng quê khác, song ở đây lại là “cái nôi trường thọ”  có nhiều người sống thọ trên 90 tuổi.

1. Đảo Ikara (Hy Lạp)

Nơi đây cứ 3 người thì có 1 thọ trên 90 tuổi, tỷ lệ bị ung thư hay tim mạch rất thấp, ít bị trầm cảm hay lú lẫn tuổi già. Đơn giản, nơi đây có khí hậu ôn hòa, trong lành, người dân ưa hoạt động thể chất và có đời sống tình dục đầy đặn, phong phú. Hòn đảo được đặt tên theo Icarus, nhân vật trong thần thoại Hy Lạp nằm phía đông Địa Trung Hải, có diện tích khoảng 256 km2 , cách Thổ Nhĩ Kỷ gần 50 km.

Cụ ông Gregoris Tsahas, một trong những cư dân ở Ikara năm nay đã trên 100 tuổi

Dan Buettner người có nhiều năm sống trên đảo Ikara gần đây đã công bố nghiên cứu đề cập tới bí quyết trường thọ có tên Secrets of Long Life. Theo tác giả, người dân Ikara có tuổi thọ trung bình 90 tuổi nhưng người Mỹ chỉ đạt 79, bí quyết khỏe mạnh và trường thọ của người Ikara nhờ vào hai bí quyết là dùng thực phẩm “cây nhà lá vườn” và duy trì những giấc ngủ ngắn trong ngày.

Có người chẳng kiêng thứ gì như cụ bà 100 tuổi Evangelia Karnava tiết lộ cụ rất khóai món Coca-cola, khoai tây, sữa dê nhưng lại ít ăn thịt và đồ ngọt. Còn cụ ông Gregoris Tsahas, thọ 100 tuổi, cho hay mỗi ngày cụ hút tới 20 điếu thuốc lá trong suốt 70 năm. Các nhà khoa học phát hiện thấy ở Ikara người già thường sống chung cùng con cái, và cảm thấy thấy xấu hổ khi phải vào trại dưỡng lão.

Đặc biệt, người Ikara ăn nhiều đậu và dùng trà thảo dược. Quan trọng hơn, Ikara vẫn còn là một hòn đảo khá hoang vu, khí hậu trong lành và ít áp dụng lối sống phương Tây.
 

2. Bộ tộc Hunzas (Himalaya)

Bộc Hunzas nơi có người Burusho sinh sống, với khoảng 30.000 nhân khẩu, tọa lạc tại  thung lũng cao 3.000m so với mặt biển trên dãy Himalaya, thuộc địa phận Pakistan, có chung biên giới với Kashmir, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan. Thung lũng Hunza từng là một trong những sông băng khổng lồ, bên dưới là những tảng băng, suối ngầm.

Bộ tộc Hunzas không chỉ trường thọ mà còn không biết đến stress là gì

Ở Hunza, 100 tuổi vẫn được xem là "tuổi trưởng thành", phụ nữ 80 trẻ như phụ nữ phương Tây tuổi 40, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 năm. Tuổi thọ trung bình 120, người 130 tuổi vẫn lao động bình thường, thậm chí còn có nhiều người thọ tới 145. Người Hunzas có sức khoẻ tốt là do cơ thể họ miễn nhiễm với những căn bệnh nan y như béo phì, tim mạch, tiểu đường và ung thư. 

Đặc biệt, người Hunzas có hệ tiêu hóa tốt, không mắc chứng suy nhược thần kinh, hoặc loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa, viêm đại tràng. Hệ tiêu hóa tốt đồng nghĩa không mắc bệnh thần kinh, mệt mỏi, lo lắng hoặc cảm lạnh, căn bệnh khá phổ biến của thế giới hiện đại. 

Bí quyết giúp người Hunzas trường thọ là coi thức ăn là thuốc quý, giống như chế độ ăn kiêng mà Hippocrates, lương y Hy Lạp cổ đại vạch ra cách đây trên 2000 năm. Thay vì sống để ăn, người Hunza ăn để sống, ăn uống thanh đạm, hai bữa một ngày, bữa trưa và bữa tối. Thực đơn trọng tâm đến thực phẩm tự nhiên như hoa quả, rau, ngũ cốc, sữa, và phô mai, không hề có chứa hóa chất hoặc phụ gia trong bữa ăn hàng ngày.

Người Hunzas có con phổ biến sau tuổi 60,  thậm chí có thể dễ dàng thụ thai ngay cả độ tuổi từ 60 đến 90. Chế độ ăn kiêng đặc biệt và hoạt động thể chất đã giúp cho người Hunza “trẻ mãi khoogn già”. Người Hunzas không biết đến stress nên hoàn toàn không mắc các loại bệnh liên quan đến stress, hoàn toàn miễn nhiễm với sự đau buồn do thất bại.

Theo nghiên cứu, quả mơ ở thung lũng Hunza được xem là chìa khóa giúp người Hunza không có bất kỳ khối u nào trong cơ thể.  Mỗi năm người Hunza dành từ 2 đến 4 tháng không tiêu thụ bất cứ thứ gì ngoài nước ép chiết xuất từ ​​mơ Đây là nguyên tắc ẩm thực của người người Hunza và nhờ loại quả này giúp cho họ, khoẻ mạnh trường thọ.  Mơ là trái cây giàu Amygdalin (vitamin B-17), hợp chất được biết đến là có khả năng chống ung thư rất tuyệt vời. Ngoài ra người Hunza rất chăm chỉ, dậy từ lúc 5h sáng và làm việc với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức.

Người Hunza còn duy trì 3 nguyên tắc ăn uống, trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng theo cách tự nhiên, giống như cách động vật có vú nuôi con. Hai, dùng sản phẩm thiên nhiên như sữa, trứng, ngũ cốc, trái cây và rau cải. Và ba, người Hunzas đi theo Hồi, nơi rượu bị cấm nên việc dùng rượu là hãn hữu.  Uống và tắm nước sông băng là bí quyết mang lại làn da tuyệt vời: So với những người Pakistan và Ấn Độ, người Hunza có làn da sáng hơn nhờ uống và tắm trong nước sông băng tinh khiết chảy trực tiếp từ trong các ngọn núi ra và dùng trà thảo dược có tên Tumuru pha với nước sôi sông băng, vừa giúp họ phòng bệnh lại có tác dụng làm cho làn da sáng đẹp.
 

3. Đảo Sardinia (Italia)

Sardegna là hòn đảo lớn thứ hai ở Địa Trung Hải, một vùng tự trị của Italia. Tên của hòn đảo bắt nguồn từ tên của Sardus, một vị thần thiên liêng của hòn đảo này. Người Sardinia tự hào về phong cảnh thiên nhiên, truyền thống văn hóa và chất lượng cuộc sống. Sardinia là một trong năm xứ sở trường thọ có trong danh sách Blue Zones. Bốn nơi khác  còn lại là Okinawa (Nhật Bản), Nicoya (Costa Rica), Ikara (Hy Lạp) và cộng đồng Cơ Đốc Phục Lâm Ngày Thứ Bảy ở Loma Linda, California (Mỹ).

Người dân Sardegna

Theo tờ USA Today, số người đạt tuổi thọ trên 100 ở Sardinia rất cao, gấp  3 lần so với tỷ lệ trung bình tại Tây Âu. Theo thống kê, kỷ lục về tuổi thọ tại đảo Sardinia thuộc về một cụ ông sinh năm 1718 và mất năm 1842 (thọ 124 tuổi), thậm chí đến năm 110 tuổi, cụ ông này vẫn tái hôn. Kỷ lục hiện tại thuộc về cụ ông Zelinda Paglieno, người vừa bước sang tuổi 102 hồi tháng 10/2017 mới đây.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bí quyết trường thọ của người dân ở đây là do thực phẩm tươi sống và sạch, khí hậu trong lành, và do gen di truyền. Sản phẩm sạch của Sardinia rất phong phú như các chế phẩm từ sữa, các loại rau quả hay rượu vang được nuôi trồng , canh tác thủ công. Thực phẩm được sản xuất tại Sardinia có hàm lượng chất chống oxy hóa như flavonoid hay polyphenols (tốt cho tim mạch) cao hơn gấp 3 lần so với các sản phẩm thương mại cùng loại. Các giống nho dùng để sản xuất rượu vang, nhất là nho Cannonau có hàm lượng chất resveratrol cao, rất hữu ích cho sức khỏe tim mạch, và là tác nhân chống ung thư rất tuyệt vời.
 

4. Đảo Nicoya (Costa Rica)

Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Costa Rica thực hiện, xác suất một người đàn ông 60 tuổi ở đảo Nicoya sống đến 100 tuổi cao gấp 7 lần so với ở Nhật Bản. Nam giới ở độ tuổi 90 có thể khỏe gấp hai lần so với người Mỹ cùng độ tuổi.

Tính đến giữa năm 2012, Costa Rica có tới 417 công dân trên 100 tuổi

Qua phân tích mẫu máu, khoa học phát hiện thấy người dân ở đây có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thấp, đặc biệt chiều dài telomere (một loại ADN), một đặc tính sinh học di truyền được xem là chỉ số đo sự lão hóa luôn được duy trì tốt. Telomere được ví như dây giày, khi tuổi cao nó sẽ tở ra ngắn lại, nhưng ở Nicoya chiều dài telomere vẫn tốt nên tuổi thọ kéo dài. Theo trang tin Indiegogo.com/CRCentenarians, tính đến tháng 6 năm 2012, Costa Rica có tới 417 công dân trên 100 tuổi trên tổng số hơn 4,5 triệu người, trong đó Nicoya được xem là cái rốn trường thọ của quốc gia nhỏ bé này.

Theo tạp chí Enchanting-costarica.com, bí quyết trường thọ của người Nicoya là hạn chế căng thẳng và duy trì cuộc sống “sạch”. Nicoya có nguồn nước đặc biệt thấm qua lớp đá vôi rất giàu canxi và magiê. Nhờ nguồn nước này, xương của người Nicoya luôn chắc khỏe và  dẻo dai hơn so với ở những nơi khác. Ngoài ra, người Nicoya còn có bí quyết duy trì phương châm “plan de vida”, có nghĩa,  tập trung đến gia đình và bạn bè, và dậy sớm. Mọi lứa tuổi đều hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Sống có đức tin để giảm căng thẳng và lo lắng. Làm việc chăm chỉ, sử dụng nguồn nước cứng, tức nguồn nước có sẵn tại địa phương giàu canxi và magiê cao, rất cần thiết cho xương và cơ bắp. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tắm nắng đều đặn, ngủ đủ và không hút thuốc lá, đây là thói quen phổ biến không chỉ ở Nicoya mà còn ở cả 4 địa danh còn lại trong Blue Zone (5 xứ xở trường thọ nhất hành tinh).

(Theo TC/SC/UTC/ECC-12/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga tuyên bố ‘không đàm phán gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen’

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các đại diện của Nga hiện vẫn chưa sẵn sàng tham gia đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).