| Hotline: 0983.970.780

Dạy con tính trung thực

Thứ Năm 09/08/2012 , 11:12 (GMT+7)

Cháu Bi nhà tôi năm nay lên 9 tuổi, rất hoạt bát, lanh lợi và hiếu kì. Điều đó làm vợ chồng chúng tôi thực sự hài lòng khi nhìn con mạnh khỏe và biết lấy lòng người khác.

Cháu Bi nhà tôi năm nay lên 9 tuổi, rất hoạt bát, lanh lợi và hiếu kì. Điều đó làm vợ chồng chúng tôi thực sự hài lòng khi nhìn con mạnh khỏe và biết lấy lòng người khác.

Tuy nhiên, từ khi cháu Bi biết tiêu tiền rành rọt, cháu đã làm chúng tôi mệt nhoài. Phần lo lắng vì cháu có nhu cầu tiêu vặt, sử dụng tiền không đúng mụch đích; phần tiền bạc dễ làm nhân cách con người đi lệch hướng nếu quá coi trọng đồng tiền. Nhưng vợ chồng tôi phần nào yên tâm khi thấy cháu ít đòi hỏi về tiền bạc.

Nhưng cuộc sống luôn có nhiều chuyện làm con người ta bất ngờ và vợ chồng chúng tôi đã rơi vào hoàn cảnh đó. Cách đây bốn tháng, cháu Bi có xin tiền tôi 10 nghìn để đóng quỹ lớp. Tôi vui vẻ móc ví đưa cho con 10 nghìn, cộng thêm 10 nghìn để cháu mua gì đó ăn ở trường. Bẵng đi 3 ngày, hôm đó là ngày lĩnh lương của tôi, về đến nhà tôi để chiếc ví trên bàn rồi ra nhà sau rửa mặt. Khi bước lên nhà trên, lấy ví ra xem lại số tiền để tính toán chuyện chi tiêu cho tháng sau và định mua một số đồ dùng trong nhà thì phát hiện mất 10 nghìn đồng (số tiền trong ví tôi chưa hề đụng chạm đến).

Thoáng bối rối, bán tính bán nghi cháu Bi nhưng khi nhìn cháu đang xem tivi say sưa nên tôi tự an ủi rằng mình đãng trí. Tuy nhiên, để làm rõ việc đó, sáng hôm sau, tôi để 20 nghìn đồng trước cửa phòng con trai của mình. Trong lòng tôi luôn mong rằng cháu sẽ nhặt nó và hô toáng lên rằng: "Ba mẹ ơi, con nhặt được tờ 20 nghìn đồng". Nhưng mọi chuyện đã đi ngược lại với suy nghĩ của tôi. Khi thằng bé thức dậy, nhìn thấy tờ 20 nghìn đồng, nó liền vội nhét vào túi và lẳng lặng đi vệ sinh cá nhân.

Trong bữa ăn sáng đó, tôi đưa mắt nhìn con trai mình dò xét, xem cháu có động thái nào không. Nhìn thấy cháu tỉnh bơ dùng bữa, tôi càng đau lòng hơn. Đợi cho thằng bé ăn xong, tôi bảo con ngồi xuống ghế salon và hỏi:

- Bi, con có nhìn thấy tờ 20 nghìn đồng mà mẹ đánh rơi không?

Thằng bé bỗng nhiên mặt đỏ bừng, giật mình nghiêng người ra sau ghế, nhưng vẫn tỏ vẻ như không biết gì, trả lời:

- Con không thấy, mẹ ạ!

Tôi hỏi gặng lại:

- Thật là con không thấy chứ, con trai?

- Dạ... không!

Tôi thất vọng về con mình, vẻ mặt sầm lại:

- Sao con không trung thực vậy Bi? Ở nhà ba mẹ luôn dạy con thành thật, đến lớp cô giáo vẫn giáo dục con phải là người ngay thẳng, thế sao con lại đi nói dối? Hãy lấy những gì trong túi quần của con đưa cho mẹ xem.

Thằng bé ngập ngừng, cho tay vào túi miễn cưỡng và không dám rút tay ra. Tôi nhấn mạnh lại lần nữa:

- Con hãy lấy ra nhanh nào!

Thằng bé nhắm chặt mắt và đưa ra tờ 20 nghìn đồng trước mặt tôi. Tôi giận lắm, nhưng cố kìm chế:

- Sao con nói dối với mẹ hả, Bi? Nói cho mẹ biết, có phải chính con đã từng lấy 10 nghìn trong ví của mẹ?

Thằng bé bẽn lẽn gật đầu, mặt sụp xuống và đang chờ nhận "hình phạt" từ tôi.

- Con lấy số tiền đó để làm gì? Tại sao con lại không xin mẹ mà có những hành động như vậy, xấu tính lắm con có biết không?

- Dạ... con... con lấy tiền của mẹ để đóng quỹ lớp.

- Thế tiền mẹ đã đưa cho con đâu?

- Con... lấy tiền mẹ đi chơi game nên không có tiền đóng quỹ lớp. Cho nên...

- Cho nên con đã mở ví của mẹ để lấy tiền chứ gì?

- Dạ...

Thằng bé trả lời thành thật rồi ôm chằm lấy tôi khóc thút thít.

- Con xin lỗi mẹ, từ nay con không dám làm những chuyện như vậy nữa đâu. Tại con ham chơi game. Con hứa sẽ không ham chơi game nữa, mẹ đừng đánh con nhá mẹ.

Ôm con vào lòng, xoa đầu cháu trìu mến, rồi tôi giảng giải cho cháu nghe:   

- Mẹ biết, hành động của con chỉ là nhất thời vì quá ham chơi. Tuy số tiền con lấy không nhiều, nhưng nó sẽ là một nền tảng xấu cho tương lai của con sau này. Khi trưởng thành, con sẽ ra sao khi thói quen xấu đó vẫn "đeo bám" con mãi? Chắc chắn là tiền đồ của con sẽ đen tối. Chính vì vậy, từ nay con không được làm như vậy nữa. Nếu cần xin tiền sử dụng vào mục đích chính đáng ở mức cho phép, mẹ sẽ đưa cho con ngay. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng, nô lệ đồng tiền nhé con trai. Hứa với mẹ từ đây con không được nói dối và không có những hành động xấu đi, Bi.

- Con xin hứa. Nhưng mẹ ơi, nếu chuyện này mà ba biết, cô giáo biết, bạn bè biết thì chắc con...

- Mẹ sẽ giữ bí mật cho con! Nhưng tuyệt đối không có lần thứ hai đó!    

- Dạ!

Từ thuở lọt lòng cho đến cuối đời, ai trong chúng ta không một lần nói dối và nông nổi? Chính vì vậy tôi chẳng phiền muộn mấy khi con mình có một hành động xấu đó, bởi nó sẽ là bài học đắt giá lưu trữ vào não con tôi suốt cả cuộc đời, luôn nhắc nhở cháu tránh xa cái xấu mà hướng đến cái tốt đẹp. Vấp ngã và đứng lên để trở thành một người hoàn thiện không khó đối với những ai có nghị lực, thấm thía cú trượt ngã đó. Tôi tin rằng con trai tôi sẽ làm được.    

Và tôi cũng mong rằng, tất cả bậc làm cha mẹ hãy quan tâm, giáo dục con cái mình chu đáo, đừng lơ là sẽ dễ làm chúng sa ngã trước những cái phù phiếm của xã hội.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất