| Hotline: 0983.970.780

Dạy dỗ trẻ dậy thì

Thứ Bảy 10/12/2016 , 08:40 (GMT+7)

Với nhiều phụ huynh, dù đã dậy thì, nhưng con cái họ vẫn là những đứa trẻ non dại, cần phải bao bọc, dạy dỗ... Điều đó khiến họ can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của bọn trẻ, dẫn đến những hậu quả không tốt.

Trà My, một cô bé 15 tuổi tâm sự: “Đến tuổi này, mình tự thấy đã lớn. Nhưng mẹ vẫn luôn coi mình là trẻ con. Nhất cử nhất động của mình đều lọt vào mắt để bà thường xuyên tra khảo, xét nét... Đi học thì thôi chứ ở nhà là mẹ theo sát mình từng bước. Những câu hỏi của mẹ như đang hỏi cung tù nhân: “Hôm qua con nói chuyện với đứa nào thế? Nó tên là gì? Nhà ở đâu?”.

08-55-04_trng-11
Ảnh minh họa
 

“Con mệt hay sao mà đi ngủ sớm vậy?”. “Sao không học bài mà lại chat với ai đấy?”... Dần dần, mình thấy ở nhà bức bối quá nên tan học, mình lang thang ngoài đường đến tối mịt. Mình cũng hay viện cớ học nhóm để ra quán nét chơi game hoặc chát chít cho thoải mái, dù ở nhà mình cũng có máy tính.

Kiên, cậu thiếu niên 17 tuổi đã vô cùng giận dữ khi bắt gặp bố đang đọc nhật ký của mình. Sau khi giật cuốn nhật ký từ tay ông, cậu vừa xé tan từng mảnh, vừa la hét như một thằng điên: “Sao bố lại tự tiện lục lọi đồ đạc của con như một thằng ăn trộm thế? Ai cho phép bố xâm phạm vào quyền riêng tư của con? Bố cút ngay ra khỏi phòng!”.

Ông bố cũng không kém phần giận dữ: “Tao là bố mày! Tao sinh ra mày! Thế thì tại sao tao không được đọc để biết mày viết cái gì? Mày nghĩ thế nào? Á À ! Mày dám đuổi bố mày hả? Tao là chủ nhà này! Người cút đi phải là mày, nhé!”. Thế là, thằng con trai vơ vài bộ quần áo, đùng đùng bỏ đi. Cả nhà cuống quýt đi tìm. Ông bố ân hận: “Tôi chỉ nghĩ đơn giản là muốn bố con hiểu nhau hơn thôi! Ai dè lại xảy ra cơ sự thế này!”.

Chị Thái cũng quản rất chặt đứa con gái 14 tuổi tên An của mình. Từ cách ăn mặc, đi lại, nói năng... nhất nhất An đều phải nghe lời mẹ nếu không muốn bị mắng. Và trong chuyện bạn bè thì chị Thái càng can thiệp mạnh bạo. Chị giải thích cho An biết nên chơi với ai, nên tránh những người bạn như thế nào.

Không bao giờ An được tham gia các buổi sinh hoạt hay đi dã ngọai với bạn bè. Hàng xóm toàn dân lao động hoặc buôn bán nên An không được phép tiếp xúc với họ, không được chơi với con cái họ vì sợ nhiễm thói hư tật xấu. Riết rồi An chẳng có ai là bạn. Đi học về toàn ru rú trong nhà. 14 tuổi mà cô bé lúc nào cũng ngơ ngác, rụt rè đến tội nghiệp.

Tuy cũng bị mẹ đối xử chẳng khác gì An. Nhưng Thúy, 16 tuổi, lại phản ứng bằng cách khác. Lúc đầu, cô bé chỉ tỏ thái độ lầm lì, chẳng nói chẳng rằng một cách khó hiểu. Thấy mẹ cấm đoán, căn vặn, tra hỏi... nhiều hơn, Thúy tiến thêm một bước trong cách “chống đối” là làm ngược lại những gì mẹ bảo.

Mẹ không cho Thúy chơi với mấy đứa con gái cùng phố vì “Mới tí tuổi đã son phấn lòe loẹt” thì Thúy lại đến xin nhập bọn, rồi cũng mắt xanh, môi đỏ... Mẹ nói, tan học về nhà ngay, Thúy la cà ngoài đường đến hơn 10 giờ đêm, khiến cả nhà nhốn nháo... Càng ngày, Thúy càng tỏ ra ương ngạnh, hỗn hào, coi thường mẹ.

08-55-04_trng-11-2
Ảnh minh họa
 

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ nào cũng muốn điều tốt lành cho con cái. Chỉ có điều, đôi khi họ đã lựa chọn sai phương pháp. Điều đầu tiên trong cách giáo dục con là phải cố gắng lắng nghe, làm bạn với con. Tuổi dậy thì, con cái chúng ta dù chưa phải người lớn, nhưng cũng không còn là trẻ con. Vì thế, cha mẹ không bao giờ được dùng các biện pháp bạo lực như la mắng hay đánh đập bởi làm thế chỉ khiến trẻ bất mãn, chai lì và khó bảo hơn, đánh mất đi cơ hội trở thành bạn của chúng, một điều vô cùng quan trọng khi dạy con tuổi dậy thì.

Dù bận rộn, cha mẹ vẫn phải dành thời gian quan tâm, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, cho con được tự do thể hiện ước mơ của mình. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ luôn “giữ khư khư con trong vòng tay”, không cho con ra ngoài giao tiếp và trải nghiệm cuộc sống vì sợ hư hỏng, dụ dỗ, lừa gạt... thì con sẽ thiếu những kỹ năng sống cơ bản, khó hòa nhập với xã hội, khó đối mặt với những cạm bẫy trong cuộc sống.

(Kiến thức gia đình số 48)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm