| Hotline: 0983.970.780

Day dứt bản Xôm

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:22 (GMT+7)

Chưa đầy 2 năm bà Hàn đã 3 lần phải đào mồ chôn con. Nỗi đau của bà Hàn cũng là nỗi bất hạnh chung của nhiều gia đình ở bản Xôm, xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Chưa đầy 2 năm bà Hàn đã 3 lần phải đào mồ chôn con. Nỗi đau của bà Hàn cũng là nỗi bất hạnh chung của nhiều gia đình ở bản Xôm, xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.  

>> Ánh sáng cuối đường hầm
>> Điệp khúc tái nghiện
>> Nhà cửa, ruộng nương chui qua… ống điếu
>> Dư âm vùng đất dữ
>> Những kiều nữ Mông nghiện hút
>> Những cái chết báo trước

Vừa bước chân vào địa phận bản Xôm, người khách lạ đã bị những ánh mắt đầy ngờ vực dõi theo. Mấy thanh niên choai choai đứng đầu bản hất hàm hỏi: “Vào đây làm gì?”. Chẳng cần nghe câu trả lời, chúng tiếp tục: “Chích hả? Tìm đúng chỗ rồi đấy. Có thừa tép nào cho tao xin tý”. Thấy người khách lạ bối rối, chúng còn nhìn theo cười hô hố.  

Con đường đất nhỏ dẫn vào xóm ngập ngụa túi ni lông đựng bơm kim tiêm. Cái vứt ngang, vứt dọc, nhiều ống xi lanh còn ầng ậc máu. Lớp cũ, lớp mới chồng lên nhau nhiều như vãi trấu. Mỗi bước chân vào bản Xôm khiến tôi rợn tóc gáy. Sơ ý mà đá phải cái “của nợ” này đi đời như chơi. Lúc đầu người bạn tôi còn đếm thử nhưng vào đến ngã ba bản đành bất lực, chỉ ang áng phải có đến cả ngàn chiếc. Và mỗi ngày số lượng này được bổ sung thêm vài trăm chiếc.  

Bơm kim tiêm vứt đầy ra đường

Mấy người chủ quán ở bản nhìn chúng tôi với ánh mắt đề phòng. Người ra người vào tấp nập như đi chợ. Mấy tay thanh niên choai choai, tóc xanh, tóc vàng mà chúng tôi gặp ngoài đầu bản cũng đến. Ba thằng chung một chiếc xe phóng như điên vào quán. Chúng dừng xe, trao đổi vài câu, mua “đồ nghề” rồi đi vào phía ngôi nhà hoang cạnh đó. Chúng chích cho nhau coi như chẳng có chuyện gì. 

Chưa kịp định thần thì tốp người khác kéo vào, có người mang theo ca táp, ăn mặc com - lê đàng hoàng cũng vào đây “góp vui”. Mọi sự diễn ra nhanh tới chóng mặt. Người dẫn đường bảo, bọn đầu đường xó chợ, con nghiện, thậm chí có cả những người có công ăn việc làm ổn định đều coi nơi này là “thánh địa” để chích, hút.  

Mang chuyện ở bản Xôm về trao đổi với cán bộ bản họ nhìn tôi cười như để cảm thông “chuyện thường ngày ở huyện đấy mà”. Mấy năm gần đây, bản Xôm trở thành nơi tập trung của các con nghiện quanh vùng vào chích. Chúng biến nơi này thành địa điểm liên hoàn - người bán, người mua, địa điểm chích đều có đủ cả. Chúng đến và đi rất đúng giờ như những công nhân nhà máy. Những ngày đầu người dân còn ra xua đuổi. Tuy nhiên đuổi riết mà chúng vẫn kéo đến ngày càng đông hơn.   

Nhiều đứa trẻ ở bản Xôm đã vĩnh viễn mất đi người cha của mình

 

Theo cách lý giải của ông Lò Văn Lả, Bí thư Chi bộ bản Xôm, ở đây có nhiều thứ người dân phải học cách “làm quen” với nó mới hy vọng sống được. Chết chóc, trộm cướp, vào tù ra tội, bắt bớ… đều không còn là sự lạ nữa. Cách nói thủng thẳng của ông Lả với vẻ việc gì cũng “bó tay” khiến chúng tôi phát bực. Nhưng khi nghe ông nói về tình hình của bản Xôm, không thông cảm không xong.  

Ở bản Xôm gần như nhà nào cũng có người dính dáng đến ma tuý. Nhiều gia đình đã bị xoá sổ. Số hộ không liên quan đến nghiện ngập chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhà ai để con cái sơ hở ra là mắc nghiện ngay. Nhiều nhà đã bị xoá sổ. Trước đây đồ đạc để cả ngoài ngõ chẳng ai thèm lấy, nay hở cái gì ra là mất. Năm nay ông bà Lò Thị Hàn đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy rồi vậy mà vẫn phải còng lưng nuôi cháu bởi lý do rất đơn giản là bố mẹ của 3 đứa cháu đang ở tù và đã chết cả rồi. Bà có tất thảy 5 đứa con thì chỉ có một đứa ở nơi khác là không dính dáng gì đến ma tuý. Một đứa ở tù, 3 đứa đã chết.  

Không riêng gì những đứa con của bà Hàn, nhiều đấng nam nhi ở đây đều tự kết thúc đời mình từ lúc còn rất trẻ; chả thế mà trong lời khóc biệt của những người từng hoài công sinh thành dưỡng dục, bao giờ cũng có câu: “Lá xanh rụng xuống, đau lòng mẹ cha...”. Bản Xôm nằm bên trục đường lên cửa khẩu Tây Trang. Từ lâu nhiều đối tượng xấu trong bản đã móc nối với những đối tượng quanh vùng để buôn bán ma tuý. Nhiều đối tượng có người thân ở bên kia biên giới nên việc buôn bán ma tuý diễn biến hết sức phức tạp.  

Theo ông Bùi Văn Thơm, năm 2008 xã triệt phá tụ điểm bản Xôm bắt 13 vụ với 18 đối tượng, truy tố 15 đối tượng. Đến nay bản Xôm có 27 đối tượng đang thi hành án (11 đối tượng là nữ), 3 trường hợp tạm hoãn thi hành án vì đang có thai. Nhiều đối tượng đã vào tù ra tội nhiều lần mà vẫn tiếp tục buôn bán ma tuý.

Công an tỉnh, huyện rồi xã đã rất nhiều lần tổ chức vây bắt các đối tượng này nhằm ổn định lại tình hình. Tuy nhiên, lớp trước vừa bị bắt, lớp sau đã nối gót nhau vào tù. Mà cũng lạ, cơ quan chức năng bắt hết đợt này đến đợt khác mà vẫn có người ở bản Xôm “nối nghiệp” buôn ma tuý. Cứ làm như không có ma tuý thì nhiều người ở bản Xôm không sống được vậy. Trưởng công an xã Thanh An Bùi Văn Thơm cũng phải than: "Cái bản Xôm này lạ lắm! Tìm mỏi mắt mới thấy được gia đình trong sạch. Dẹp được vài hôm rồi tình hình đâu lại vào đó”.  

Không dừng lại ở đó, giờ chúng còn ranh ma đưa cả trẻ con vào cuộc xách ma tuý cho chúng để tránh khỏi sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, số phụ nữ tham gia vào buôn bán ma tuý ở bản Xôm ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng bị bắt khi bị toà tuyên án thì đã có bầu. Trong thời gian mang bầu lại thoả sức đi buôn ma tuý. Khi đến ngày thi hành án, chúng lại chửa tiếp. Số lần chửa đẻ luôn song hành với những lần bị bắt. Chúng tìm mọi cách để trốn tránh cơ quan chức năng.  

Tìm cho bản Xôm một lối thoát? Chắc chẳng cán bộ xã nào trả lời được câu hỏi này. Bởi lẽ nhiều người dân ở bản Xôm coi ma tuý là nguồn sống rồi. Con cái, cháu, vợ, chồng… đã về thế giới bên kia vì cái chết trắng họ còn chẳng sợ nữa là hình phạt. Chẳng thế mà con số mà cán bộ dân số đưa ra là tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết ở bản Xôm là ngang nhau. Bốn năm nay bản không có sự tăng dân số. Qua đó đủ biết tình hình ở bản Xôm bi đát đến mức nào. (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm