| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh cá tra

Thứ Tư 21/01/2015 , 12:38 (GMT+7)

Ngày 20/1, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y và Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020.

Phòng, chống để vượt rào cản XK

Theo Cục Thú y, những năm gần đây, dịch bệnh trên cá tra có chiều hướng gia tăng mạnh, gây ảnh hưởng nặng nề cho người sản xuất, ngân sách nhà nước cũng như XK cá tra.

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, tỷ lệ cá chết khi nhiễm bệnh này có thể lên tới 90%. Bên cạnh đó là các bệnh khác như xuất huyết, nhiễm khuẩn…

Đáng lưu ý là dịch bệnh trên cá tra đang có nguy cơ trở thành rào cản khiến cho sản phẩm cá tra Việt Nam khó đi vào các thị trường.

Từ năm 2013 đến nay, một số nước đã cử các đoàn công tác sang Việt Nam để kiểm tra, kiểm soát chất lượng, ATTP, kiểm soát dịch bệnh và NTTS ở nước ta.

Sau khi kết thúc các đợt thanh kiểm tra, các đoàn công tác đã có báo cáo và yêu cầu Việt Nam cần có kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên cá tra.

Vì thế, theo bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, việc triển khai Kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên cá tra không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành hàng cá tra mà còn đáp ứng yêu cầu của các nước NK.

Giám sát ngay từ con giống

Mục tiêu chung của Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015-2020 là từng bước kiểm soát, khống chế không để các bệnh truyền nhiễm lây lan, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi cá tra và ngân sách nhà nước, cũng như đáp ứng yêu cầu của nước NK cá tra, sản phẩm cá tra Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể gồm: Hàng năm, 100% các tỉnh, TP trọng điểm nuôi cá tra có kế hoạch và bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh trên cá tra; hàng năm, 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát được việc sử dụng kháng sinh, vacxin;

Đối với các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm, năm 2015 ít nhất 80% và sau đó hàng năm 100% cơ sở nuôi cá tra được giám sát và kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, vacxin; đối với ổ dịch bệnh gan thận mủ, đến năm 2015, giảm 50% so với năm 2014, đến năm 2016 giảm 70% và từ 2017-2020 giảm 90%;

Cơ sở sản xuất cá tra giống, nuôi cá tra thương phẩm có sổ tay quản lý dịch bệnh trên cá tra được cơ quan thú y xác nhận nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước NK.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Việc Cục Thú y và Hiệp hội Cá tra Việt Nam cùng hợp tác phòng chống dịch bệnh trên cá tra là một nét mới trong phòng chống dịch bệnh thủy sản ở nước ta. Hiệp hội cần tổ chức vận động các thành viên thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh. 
Đồng thời giám sát, phản biện những quy định của nhà nước liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Hiệp hội cũng cần đi tiên phong trong việc xây dựng các mô hình phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất.
Cục Thú y cần tập trung giám sát, lấy mẫu, quản lý thuốc…, nhất là với những dịch bệnh có trong danh sách bệnh phải công bố dịch. Cục cũng cần ban hành sổ tay hướng dẫn, giám sát việc phòng chống dịch bệnh…

Đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, TP nuôi cá tra đều đồng tình với mục tiêu nói trên, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về giải pháp thực hiện.

Ông Nguyễn Minh Thạnh, PGĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ, cho biết, cá tra không có dịch bệnh giống như ở tôm, mà phải gọi là bệnh thì đúng hơn. Những bệnh nguy hiểm như gan thận mủ thì địa phương nào cũng có.

Bằng chứng là nông dân Cần Thơ khi tìm tới An Giang, Đồng Tháp để mua giống về nuôi, vẫn bị bệnh này. Ngược lại, nông dân An Giang, Đồng Tháp khi tới Cần Thơ mua cá tra giống về nuôi cũng bị gan thận mủ. Như vậy, cần phải kiểm soát bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cá tra.

Đại diện Sở NN-PTNT Bến Tre cũng cho rằng cần giám sát dịch bệnh cá tra ngay từ khâu giống bởi các bệnh gan thận mủ, xuất huyết… phần nhiều có nguyên nhân từ con giống. Nhưng trên thực tế, khâu sản xuất giống cá tra lại đang thiếu sự kiểm soát về dịch bệnh.

Ông Như Văn Cẩn, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho hay, với Nghị định 36, chúng ta đã bắt đầu kiểm soát được các ao nuôi cá tra bằng biện pháp cấp mã số ao nuôi, nhưng những cơ sở sản xuất, ương giống lại chưa có sự kiểm soát.

Ngoài con giống, việc kiểm soát môi trường nước cũng rất quan trọng bởi môi trường là yếu tố quan trọng gây bệnh cá tra.

Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trân cá tra giai đoạn 2015-2020, cần bổ sung phần quan trắc, cảnh báo môi trường nước ở các vùng nuôi cá tra.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản nói chung, cá tra nói riêng lại đang có một thực tế rất đáng buồn là có quá ít kinh phí để thực hiện, nhất là khi so với động vật trên cạn. Chẳng hạn, trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật của Đồng Tháp, tổng kinh phí là 25,4 tỷ đồng, nhưng phần dành cho phòng chống dịch bệnh thủy sản chỉ là 1,83 tỷ đồng.

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cá tra ở An Giang chỉ có kinh phí 350 triệu đồng… Vì thế, theo ông Nguyễn Xuân Bình, GĐ Trung tâm Thú y vùng 6, các tỉnh, TP cần xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh với kinh phí cụ thể, đảm bảo được yêu cầu phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm