| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề cho dân mất đất

Thứ Sáu 17/08/2012 , 08:55 (GMT+7)

Ngày 16/8, UBND xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tổ chức khai giảng khóa chuyển đổi nghề cho gần 300 hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ việc triển khai dự án Ecopark.

Ngày 16/8, UBND xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tổ chức khai giảng khóa đào tạo kỹ thuật SX nông nghiệp, phi nông nghiệp để chuyển đổi nghề cho gần 300 hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ việc triển khai dự án Ecopark. Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư dự án Ecopark, tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức, đào tạo khóa học này.

Theo đó, có 3 lớp được mở gồm: Kỹ thuật chuyên trồng hoa các loại và SX rau sạch (131 học viên); kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm (95 học viên); kỹ thuật may công nghiệp các loại (71 học viên). Dự án xây dựng khu đô thị Ecopark ở xã Xuân Quan thu hồi khoảng 36% diện tích canh tác toàn xã. Do quỹ đất bị thu hẹp người dân gặp nhiều khó khăn trong SX. Hiện quỹ đất SX tập trung chủ yếu là đất bãi. 


Lớp khai giảng thu hút đông đảo bà con tham gia

Ông Nguyễn Văn Sáng, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan cho biết: Sau khi dự án tiến hành thu hồi đất, xã đã lên phương án đào tạo nghề để nâng cao thu nhập cho người dân, xin chủ trương mở các lớp đào tạo cả nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các lớp dạy nghề được bà con hưởng ứng và đăng ký tham gia rất đông.  

Có mặt tại buổi khai giảng, anh Nguyễn Ngọc Hàm ở thôn 1 đăng ký học trồng hoa và rau sạch, bày tỏ: "Gia đình tôi có 6 khẩu sinh sống nhờ vào canh tác 5 sào ruộng, dự án thu hồi chỉ còn 2 sào nhưng diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó SX tập trung. Nếu SX hàng hóa thì phải thuê thêm đất mỗi sào 3 triệu đồng/năm, nhưng cũng chẳng còn đất để thuê".

Cũng theo anh: “Xuân Quan có truyền thống trồng cây cảnh nên chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm SX. Tuy nhiên khi đăng ký học lớp này tôi mong muốn được trao đổi, học hỏi thêm, xem có cách nào hay hơn thì học”.

Ông Đoàn Văn Thông ở thôn 12 cũng bị thu hồi 3 sào ruộng, nay chỉ còn lại 2 sào. Để tiếp tục SX, gia đình ông nhanh tay thuê thêm 3 sào đất bãi để trồng cây cảnh, trồng hoa và một số cây rau màu khác. “Tôi đăng ký lớp học xem trồng rau sạch có hiệu quả hơn không, để đầu tư chuyển đổi. Nhưng cũng băn khoăn lo lắng khi làm ra sản phẩm có bán được không...”, ông Thông tâm sự.

Còn bà Đoàn Thị Phương, thôn 7 cho hay: Nếu đào tạo nghề kỹ thuật may công nghiệp thì chắc chắn người dân sẽ không mặn mà, bởi nơi đây chưa có nhà máy nào, xưởng may gần nhất cũng hơn 10 km. Do đó, nghề này chỉ có một số người đang may tại nhà thì họ đi học tiếp, còn lao động như chúng tôi thì không thể. Ngoài ra, học nghề chăn nuôi cũng là điều đáng nói, diện tích hạn hẹp lấy đâu ra chỗ nuôi, chẳng lẽ học xong thì để đó".

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.