| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề cho người dân tộc

Thứ Năm 14/03/2013 , 09:32 (GMT+7)

Đến hết năm 2012, Cty Quang Đức (Gia Lai) có diện tích cao su hơn 8.000 ha. Trong đó cao su đến tuổi khai thác hơn 1.000 ha. Đây là thời điểm Cty cần nhiều lao động có tay nghề cao, cạo mủ giỏi.

Đến hết năm 2012, Cty Quang Đức (Gia Lai) có diện tích cao su hơn 8.000 ha. Trong đó cao su đến tuổi khai thác hơn 1.000 ha. Đây là thời điểm Cty cần nhiều lao động có tay nghề cao, cạo mủ giỏi.

Cũng theo tiến độ thời gian cây cao su hết thời kỳ kiến thiết cơ bản chuyển sang thời kỳ kinh doanh, lượng lao động sẽ có nhu cầu tăng đột biến gấp đôi. Hiện tại Cty Quang Đức có tổng số công nhân lao động hơn 900 người, với 600 lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ. Đây là 1 trong những DN ở Gia Lai sử dụng nhiều lao động DTTS nhất. Việc sử dụng lao động DTTS ở Tây Nguyên vào làm cao su là công việc khá mới mẻ, hoàn toàn khác với truyền thống canh tác của đồng bào. Đồng thời do tình trạng dân trí thấp, kỷ cương lao động tự do, để sử dụng được lực lượng lao động DTTS tại chỗ, rất cần sự nỗ lực đào tạo tay nghề.

Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên, năm 2012 Cty Quang Đức đã tổ chức đào tạo được 219 người lao động DTTS làm việc trong Cty về kiến thức, tay nghề cạo mủ cao su. Năm 2013 dự kiến sẽ đạo tạo khoảng 300 thợ cạo mủ cao su là người DTTS tại chỗ, nâng tổng số thợ cạo được đào tạo lên 500 người.


Khai giảng lớp dạy nghề tại Cty Quang Đức

Ngay từ đầu năm, Cty đã liên tục mở các lớp: Ngày 4/3/2013 mở một lớp đào tạo thợ cạo mủ cho 67 công nhân DTTS tại nông trường Ia Vê 2. Ngày 7/3/2013 mở lớp đào tạo tại Nông trường Ia Vê 1 cho 47 người. Ngày 11/3/2013 mở lớp tại nông trường Ia Puch cho 78 người.

Các lớp học được cung cấp tài liệu kỹ thuật khá sát thực, toàn diện và phù hợp với khả năng tiếp cận của lực lượng lao động DTTS. Giới thiệu khái quát về sinh lý cây cao su, kỹ thuật chăm bón, phòng trừ bệnh hại cây cao su, dụng cụ, thuốc kích thích, kỹ thuật cạo mủ cao su… Về lý thuyết cơ bản đội ngũ kỹ sư của Cty tự đảm nhận. Phần trợ giáo, hướng dẫn thực tiễn được thuê các chuyên gia có tay nghề cao của Cty Cao su Chư Sê trực tiếp hướng dẫn. Thời gian học lý thuyết và thao tác thực tế trên vườn cây kéo dài 20 ngày.

Nhìn chung kết quả đào tạo khá phù hợp với yêu cầu của lao động địa phương, được người dân hào hứng tích cực, tự nguyện tham gia. Đồng thời việc đào tạo cũng là nhu cầu thiết thân sống còn, là động lực phát triển của Cty. Ông Thái Hồng Nhân, Tổng GĐ Cty Quang Đức khẳng định: Dạy nghề cho người lao động DTTS là một nhu cầu sống còn quyết định sự thành bại của Cty khi bước vào giai đoạn khai thác. Đồng thời cũng là cơ hội để người lao động DTTS tại chỗ vươn lên làm chủ việc làm, tạo thu nhập cho gia đình. Đây là công tác có hiệu quả rõ rệt và rất thiết thực.

Qua công tác dạy nghề tại Cty Quang Đức có thể thấy, việc đào tạo nghề gắn với DN luôn mang hiệu quả cao, vì nó vừa thiết thực với lợi ích của Cty, vừa gắn liền lợi ích người lao động. Việc đào tạo được gắn với thực tiễn SX, gắn với công việc cụ thể, có khả năng giải quyết lao động ngay sau khi được đào tạo nghề. Đây là hình thức dạy nghề có địa chỉ, hiệu quả cao. Thiết nghĩ hình thức dạy nghề gắn với DN rất cần được nghiên cứu, hỗ trợ nhân rộng trong thời gian tới.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.