| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề cho nông dân ham học

Thứ Hai 06/08/2012 , 11:40 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo của người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát...

Một buổi học thu hái chè bằng cơ giới của nông dân Đại Từ (Thái Nguyên)

Đó là chỉ đạo của người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT tổ chức cuối tuần qua.

Địa phương lúng túng

Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm 2012 về công tác dạy nghề cho LĐNT, ông Phạm Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức- cán bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết, tuy thông báo kinh phí thực hiện còn chậm nhưng các cơ quan có liên quan vẫn tập trung triển khai tích cực; tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành một số văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để triển khai đào tạo nghề nông nghiệp.

Sau 5 lần tổ chức lấy ý kiến dưới hình thức dự thảo, dự kiến ngày 15/8, Bộ NN-PTNT sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT để các địa phương có căn cứ, chọn nghề dạy cho LĐNT, xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề nông nghiệp…

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ TCCB cũng cho hay, nhiều Sở NN-PTNT chưa được tập huấn về nghiệp vụ quản lý dạy nghề nên lúng túng, chưa thống nhất trong việc giao nhiệm vụ cho đơn vị quản lý, đơn vị thực hiện và trong triển khai dạy nghề. Nhiều TTKN triển khai tích cực việc đào tạo chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nhưng khi thanh quyết toán gặp một vài trở ngại do Sở LĐ-TB&XH “không chấp nhận” chứng chỉ kỹ năng dạy nghề. Có quyết định đào tạo nhưng lại chưa có quyết định giao kinh phí...

Bổ sung cho những vướng mắc khi thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT, bà Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm KNQG cho hay, năm đầu tiên thực hiện nên có nhiều lúng túng trong quá trình triển khai ở các tỉnh. Nhiều nơi Sở NN-PTNT giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho Chi cục HTX & PTNT thực hiện nên cán bộ khuyến nông (đáng lẽ là giảng viên chính) thì lại phải đi dạy thuê và không chủ động tham gia công tác đào tạo nghề.

"Quy trình thẩm định đề án về cơ sở dạy nghề gửi Sở LĐ-TB&XH quá chậm; định mức chi cho giảng viên rất thấp (25.000 đ/tiết học), trong khi nhiều lớp triển khai tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn đi lại khó khăn. Cán bộ không được hỗ trợ tiền đi lại, ăn nghỉ nên không khuyến khích được giảng viên giỏi tham gia dạy nghề. Chi phí cho học viên cũng không đồng đều (chỉ là đối tượng chính sách, hộ nghèo mới được hỗ trợ 15.000 đ/ngày tham gia học) nên chưa tạo động lực cho học viên đến lớp đầy đủ", bà Hạnh nói.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa kể về chuyến kiểm tra  đào tạo nghề cho LĐNT của ông với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại tỉnh Nghệ An. Khi đoàn đến thăm 1 xã đang tổ chức lớp học dạy nghề trồng lúa cho khoảng 30 người (trong đó có học viên hơn 60 tuổi cũng tham gia) tại một đình làng thì thấy tài liệu dạy nghề có dòng chữ "to uỳnh" do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện in.

“Đây là bất cập mà cơ quan quản lý cần xem xét, chỉnh sửa bởi dạy nghề nông nghiệp thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp, không có bất kỳ tổ chức chính trị nào khác tham gia”- ông Khoa nói.

Chậm nhưng chắc 

Hiện đã có 41 tỉnh đã giao kinh phí dạy nghề (từ 2-3 tỷ đồng/tỉnh) cho Sở NN-PTNT, nhưng một số địa phương lại giao hết việc này cho Sở LĐ-TB&XH, điển hình là Bắc Kạn. Ông Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề NN-PTNT Bắc bộ bổ sung “chuỗi” khó khăn: "Việc đào tạo tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều xã có nhu cầu được tham gia đào tạo để thực hiện NTM nhưng chưa được đáp ứng. Yêu cầu thầy giáo dạy nghề nông nghiệp phải có tâm huyết, đáp ứng chỉ tiêu 2 năm giảng dạy thực tế là không đơn giản".

Ông Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng Trường CĐ Thủy sản chia sẻ: "Bản thân nơi đào tạo phải xác định làm thay đổi tư duy của người dân, tạo ra sự khác biệt bằng cách gắn đào tạo với mô hình, thuê ao, lưới... để thầy trực tiếp giảng dạy, thầy trò cùng tham gia nuôi cá, sản phẩm sẽ để lại cho dân, để nông dân đánh giá được chất lượng sản phẩm họ làm ra. Tạo cho họ cái "cần" vững chắc để "câu" mà không đưa cá trực tiếp cho họ...".  

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo:

Đào tạo nghề cho LĐNT phải chú trọng chất lượng, dạy nông dân “nòng cốt” ham học, không ngại rủi ro khi áp dụng TBKT; phải đào tạo tập trung vào xã đã được quy hoạch SX, tập trung dạy nghề chính của xã đó. Nếu không, tất cả sẽ chỉ như một bức tranh đổ mực lên mà không có nội dung. Bộ NN-PTNT thống nhất giao cho Chi cục PTNT (Sở NN-PTNT) là đầu mối duy nhất để giới thiệu, giám sát các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát lo lắng về công tác đào tạo nghề khi nhiều địa phương khó khăn, lúng túng. “Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ NN-PTNT có nghĩa trách nhiệm của chúng ta phải chỉ đạo việc thực hiện dạy nghề có hiệu quả, chứ không còn là lý thuyết nữa. Việc dạy nghề chậm song phải chắc chắn và đảm bảo 100% hiệu quả. Tôi không chấp nhận mô hình đào tạo 20% rủi ro, bởi khi về đến địa phương, rủi ro đó sẽ là 50%.

Phải lựa chọn thầy giỏi mới được tham gia giảng dạy. Cán bộ ăn lương khuyến nông nhưng không phải ai cũng làm tốt các việc có liên quan về khuyến nông. Việc lựa chọn người giảng dạy đừng bám theo tuổi, bằng cấp bởi đó không thực chất. Thầy giáo có bằng tiến sĩ nhưng chưa chắc đã biết dạy”- Bộ trưởng chỉ đạo.

Song, điều Bộ trưởng lo ngại nhất là chương trình đào tạo nghề và học xong có sống được bằng nghề không? "Tất cả phải thấm vào máu người nông dân, dạy họ không cần sách vở nhưng vẫn thực hành tốt trên mảnh ruộng của mình. Đặc biệt, nên chỉ đào tạo nghề chính, sản phẩm chính của xã (địa phương) đang xây dựng NTM. Và chỉ dạy nghề cho người thực sự muốn học", Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm