| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề cho xã điểm

Thứ Hai 20/12/2010 , 10:09 (GMT+7)

Về chương trình đào tạo, tại xã Thụy Hương sẽ mở tập trung 3 lớp nghề, mỗi lớp 30 học viên...

Ngày 17/12, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư quốc gia (TTKN-KNQG) phối hợp với Sở NN-PTNT, TT Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã NTM Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Đây là chương trình đào tạo được thực hiện theo dự án thí điểm mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các xã NTM đã được Bộ NN - PTNT phê duyệt theo Quyết định số 2780/QĐ-BNN-TCCB ngày 20/10/2010. Theo quyết định này, TTKN-KNQG được giao nhiệm vụ mở khoảng trên 33 lớp học dạy nghề nông nghiệp tại 11 xã thí điểm NTM trên cả nước. Bà Hạ Thúy Hạnh, PGĐ TT KN - KN Quốc gia cho biết đến thời điểm này, TTKN-KNQG đã tiến hành mở và giảng dạy được 7/11 xã điểm.

Về chương trình đào tạo, tại xã Thụy Hương sẽ mở tập trung 3 lớp nghề, mỗi lớp 30 học viên gồm: nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, nghề cơ khí và nghề trồng hoa - cây ăn quả theo hướng VietGap. Theo quy định của chương trình dạy nghề cho nông dân, nông dân tham gia các khóa học không phải đóng học phí, ngoài ra các lớp học sẽ được tổ chức ngay tại nhà văn hóa của các thôn trong xã để tiện lợi cho nông dân. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy gồm các kỹ sư, thạc sỹ và đa số là các kỹ sư chuyên ngành tại các trường ĐH-CĐ, viện nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho học viên vừa học, vừa có thể duy trì việc gia đình và SX, các lớp học sẽ được diễn ra 2 ngày/tuần. Thời gian mỗi khóa học sẽ kéo dài từ 3 đến 4 tuần.

Thăm dò ý kiến của nông dân Thụy Hương về chương trình đào tạo, đa số đều có ý thức tự nguyện tham gia rất cao và nhận xét các khóa học sát với thực tế. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng chương trình đào tạo quá ngắn, chỉ có 21-30 ngày/khóa với số ngày học chỉ 6-8 ngày/khóa nên chương trình chỉ mang tính bổ túc, chuyển giao thêm là chính, học viên sẽ khó nắm sâu kiến thức bài bản và có hệ thống. Chủ tịch UBND xã Thụy Hương thì lo ngại, do bận việc nhà và học cách nhật 2 ngày/tuần nên có thể nhiều nông dân sẽ học trước quên sau hoặc bỏ học giữa chừng.

Về nội dung giảng dạy, các học viên sẽ được học lý thuyết với phương pháp truyền đạt đơn giản, dễ hiểu. Sau đó sẽ được thực hành ngay tại địa phương với cơ sở vật chất thực nghiệm được chương trình đào tạo nghề đầu tư. Cụ thể, đối với chương trình dạy trồng hoa – ăn quả, nông dân sẽ được giới thiệu về VietGap là gì, thiết lập hệ thống sổ theo dõi ghi chép ra sao, kèm theo thực hành ghi chép quản lí số liệu. Đồng thời, học viên sẽ được thực hành trực tiếp đối với các kỹ thuật khó như cắt tỉa cành, điều tiết ra hoa, thụ phấn bổ sung, thực hành phòng trừ dịch hại tổng hợp... cho tới bảo quản sản phẩm, tìm đầu ra cho thị trường...

Đối với lớp đào tạo cơ khí, nông dân sẽ được tiếp xúc và làm quen với các loại máy cày cỡ trung và cỡ nhỏ phù hợp với đặc điểm SX tại địa phương. Bên cạnh đó, nông dân sẽ được tiếp xúc với các loại máy dùng trong SXNN hiện đại như các loại máy gieo lúa, máy phun thuốc BVTV, máy gặt đập liên hợp... Sau khi học, nông dân sẽ biết cách sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng... các loại máy này. Đặc biệt, chương trình đào tạo cũng sẽ cung cấp cho nông dân các ý thức về an toàn, kỷ luật lao động...

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất