| Hotline: 0983.970.780

Đầy rẫy tranh sơn mài "giả cầy"

Thứ Sáu 18/04/2014 , 07:35 (GMT+7)

Tranh sơn mài đang rơi vào tình trạng làm theo cổ truyền thì không đến nơi đến chốn, còn thoát khỏi cổ truyền thì bộc lộ rõ những yếu kém cả về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ.

"Sự xâm nhập chất liệu ngoại lai “giả cầy” không những khiến danh tiếng của sơn mài truyền thống Việt Nam bị tổn hại mà còn tác động không tốt đến việc giáo dục thẩm mỹ”, họa sĩ Đào Hùng (ảnh) cho biết.

sm-0297104845346

Tranh sơn mài Việt Nam đã được giới mỹ thuật thế giới ngưỡng mộ và thừa nhận như một dòng tranh độc lập, độc đáo. Nhưng dòng tranh này đang dần ít đi?

Thực tế đang tồn tại một nghịch lý thế này, trong khi nhiều họa sĩ trên thế giới tìm đến với mong muốn học hỏi, thực hành sáng tạo trên chất liệu sơn mài thì ở nước ta, dòng tranh này đang rơi rụng dần bản sắc và ngày càng ít họa sĩ gắn bó, bám trụ với nó. Hai tiếng sơn mài đang bị lạm dụng rất ngang nhiên và đáng lo ngại. Dùng sơn ngoại, màu ngoại vẽ không theo bài bản cổ truyền, thậm chí không cần mài chút nào mà cũng cứ mệnh danh là sơn mài.

Trong khi bị các họa sĩ trẻ trong nước thờ ơ, công chúng đánh giá chưa xứng tầm thì tranh sơn mài Việt Nam vẫn được giới họa sĩ và người yêu hội họa nước ngoài ngưỡng mộ. Thậm chí, các họa sĩ Trung Quốc, Nhật Bản còn xây dựng cả một chiến lược về phát triển nghệ thuật tranh sơn mài và tiến hành thu mua sơn nguyên liệu tại các vùng SX sơn của ta. Điều này cho thấy tranh sơn mài đang phải đối mặt với nguy cơ thất thế ngay chính sân nhà.

Vì đâu nên nỗi thế?

Đây là chính là hậu quả tất yếu của tâm lý ăn xổi ở thì của người Việt ta. Tranh sơn mài hiện nay đang rơi vào tình trạng làm theo bài bản kỹ thuật cổ truyền thì không đến nơi đến chốn, còn thoát khỏi cổ truyền thì bộc lộ rõ những yếu kém cả về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ.

Có thể thấy rõ điều này qua những triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ASEAN gần đây. So với Myanmar, Thái Lan, Indonesia, tranh sơn mài của họ tiến xa ta về thẩm mỹ và chất lượng. Hiện các họa sĩ nước ta gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu.

Tình trạng sơn ta bị pha lẫn sơn hạt điều, sơn công nghiệp để hạ giá thành trở nên rất phổ biến. Điều này khiến không ít họa sĩ đã phải chuyển sang dùng nguyên vật liệu ngoài, mà chủ yếu là của Nhật Bản với ưu điểm là rẻ và dễ sử dụng.

Họa sĩ Đào Hùng (SN 1950) quê ở làng Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều bức tranh nổi tiếng như "Bản mường", "Lúa chín", "Ngày hè", "Chải tóc", "Rước rồng"...

Người Nhật bán sơn pô - li - sai và các vật liệu khác cho Việt Nam đồng thời lại mua nhựa sơn của Việt Nam để về chế biến, kinh doanh. Trong khi các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu của ta chỉ khoanh tay đứng nhìn thành quả và lợi nhuận khổng lồ của người khác. Những tác phẩm sơn mài "giả cầy" đang ra đời ngày càng nhiều làm suy giảm, biến chất tranh sơn mài truyền thống nước ta.

Ông có thể đưa ra dẫn chứng?

Bạn chỉ cần đi khảo sát một khu phố ở Hà Nội sẽ thấy ngay sự biến tướng này. Hiện loại tranh sơn mài "giả cầy" này đang treo nhan nhản ở trong các gia đình, kể cả các công sở, cơ quan. Thậm chí, nhiều cơ quan cấp cao cũng thường mua loại tranh này đi làm quà tặng trong những chuyến công du nước ngoài.

Tất nhiên, với chất liệu lai tạp này cũng hoạ hoằn có những tác phẩm đạt được những thành công nào đấy. Nhưng đối với những người sành điệu, tinh tường trong nghệ thuật thì phẩm chất của sơn ngoại không thể so sánh với chất sơn mài truyền thống của Việt Nam. Rất nhiều du học sinh Việt Nam vẫn kỳ công tìm mua những bức tranh sơn mài Việt Nam bằng sơn ta chính hiệu, truyền thống để tặng các giáo sư nước ngoài bởi được họ đánh giá cao về chất lượng.

Nhưng tiêu thụ tranh được nhiều, chứng tỏ người yêu tranh vẫn chuộng tranh sơn mài vẽ bằng sơn ngoại đấy chứ?

Đấy là mọi người đang nhìn ở góc độ kinh tế. Còn nếu nhìn theo góc độ nghệ thuật thì dòng tranh sơn mài đích thực đang bị tổn thương nghiêm trọng. Sự xâm nhập chất liệu ngoại lai “giả cầy” này không những khiến danh tiếng của sơn mài truyền thống Việt Nam đang bị tổn hại mà còn tác động không tốt đến giáo dục thẩm mỹ.

Chất lượng tranh như thế đang tạo nên khoảng cách giữa công chúng với tác phẩm nghệ thuật đích thực ngày một xa vời. Một dẫn chứng như trên các chương trình truyền hình, cứ câu hỏi về mỹ thuật là thí sinh lung túng, trả lời ít khi đúng hoặc rất ăn may, cứ tranh lại bảo ảnh. Bức tranh "Thiếu nữ bên cây phù dung" của họa sĩ Nguyễn Gia Trí lại bảo là chất liệu lụa, "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân lại nói bằng chất liệu sơn mài… khiến tôi rất ngán ngẩm.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Mỹ Tâm xin lỗi fan

Mỹ Tâm đã phải livestream xin lỗi khán giả sau khi hệ thống bán vé của concert 'My soul 1981' sập chỉ sau một vài phút mở bán.

Bayern Munich vs Arsenal: Hùm xám giành vé?

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Bayern Munich vs Arsenal sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 18/04/2024 trên sân vận động Alianz Arena.

U23 Việt Nam thắng 3-1 U23 Kuwait: Càng đá càng hay

U23 Việt Nam đã có chiến thắng quan trọng mở màn chiến dịch VCK U23 Châu Á trước U23 Kuwait vởi tỷ số 3-1.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.