| Hotline: 0983.970.780

ĐB Dương Trung Quốc: Bộ trưởng phải biết phê phán người tiền nhiệm

Thứ Sáu 25/11/2011 , 09:50 (GMT+7)

Đại biểu Dương Trung Quốc
Quốc hội kì này, phần lớn các Bộ trưởng trả lời chất vấn đều mới đảm nhiệm chức vụ. Ông đánh giá thế nào về nội dung trả lời của các Bộ trưởng?

Người khổng lồ là người đứng lên vai người khác nhưng đồng thời cũng biết phê phán người khác, vì vậy Bộ trưởng phải biết phê phán những người tiền nhiệm. Phát biểu hôm qua của Bộ trưởng Đinh La Thăng đứng về mặt đạo lí tôi rất quí trọng. Bộ trưởng biết ơn những người đi trước, ca ngợi người tiền nhiệm nhưng lại quên rằng chính những người đi trước để lại cho ta cái di sản nặng nề. Quốc hội chất vấn là để Bộ trưởng nói cho mọi người biết rằng trong 3 tháng ấy ông ta phát hiện ra những gì để khắc phục nó và tôi cho điều đó là hết sức quan trọng.

Mỗi Bộ trưởng đều đưa ra các nhóm giải pháp để giải quyết vấn đề tồn tại trong xã hội, vậy theo ông có nhóm giải pháp nào nổi bật, mang tính đột phá?

Thực ra ở Quốc hội mà đòi hỏi Bộ trưởng trả lời thỏa đáng thì rất khó. Trong cơ chế hiện nay, nếu hỏi bao giờ thì hết tắc giao thông thì Bộ trưởng GTVT không thể trả lời được vì Bộ trưởng cũng chỉ phụ trách từng mảng, từng lĩnh vực. Như hôm qua chẳng hạn, Chủ tịch QH phải để cho các ngành liên quan bổ sung ý kiến. Bộ trưởng chỉ giải quyết từng mảng thôi.

Ai cũng biết nhà cao tầng tại các thành phố lớn tạo ra một cường độ giao thông quá tải, tại sao chúng ta vẫn cho phép xây nhà cao tầng? Tôi cho rằng đây là vai trò của “Tổng tư lệnh”, phải Thủ tướng đứng ra điều hành mới được. Còn Bộ trưởng cần nhận thức được vấn đề trong ngành của mình và thể hiện bằng những quyết định cho nên tôi ủng hộ ông Thăng hay các Bộ trưởng dám làm những việc mang tính đột phá.

Tôi không nói rằng ông Thăng làm đúng hay sai nhưng ít nhất ông đã dám bộc lộ là ông sẽ chịu trách nhiệm về quyết định ấy. Sợ nhất là tất cả đều nằm trong hộp đen, không biết trách nhiệm ở đâu.

Vậy đối với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thì sao, thưa ông?

Tôi nghĩ Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng như các Bộ trưởng khác đang gặp phải những bài toán khó, không dễ giải quyết. Quan trọng là phải biết bắt đầu từ đâu. Ví dụ như lớp mầm non, mẫu giáo chẳng hạn, hình như ta coi đó là nằm ngoài giáo dục nhưng ở các nước thì người ta coi đó là quan trọng nhất vì đó là sự khởi đầu.

Liệu Bộ GD-ĐT có nhìn nhận việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là đột phá ban đầu? Quan niệm cá nhân tôi thì ngành giáo dục nên bắt đầu từ bậc đại học vì đại học là cái máy cái tạo ra nguồn nhân lực. Nó kéo dài 4 năm, đủ thời lượng để đánh giá. Chứ phổ thông là cả một vấn đề rất lớn mà ta chỉ giải quyết từng mảng việc thôi.

Nhưng nếu bắt đầu từ bậc đại học thì chúng ta có thể vấp phải trở ngại về chất lượng đầu vào?

Bắt đầu từ đại học ở đây tôi muốn nói việc cải tổ về cơ chế, không nói về con người. Một trong những vấn đề hiện nay rất bức xúc dẫn tới chất lượng thấp của đại học là tình trạng “cơm chấm cơm”. Theo tôi nên ưu tiên đào tạo tiến sĩ cho khối giáo dục. Còn các quan chức đừng làm tiến sĩ nữa vì để làm được việc đó ngành giáo dục tốn kém thời gian không ít, tốn kém một số tiền không nhỏ mà công suất đào tạo tiến sĩ chỉ đến thế thôi nên sẽ ảnh hưởng đến bộ máy. Mặc dầu đòi hỏi nâng cao chất lượng của quan chức là cần thiết nhưng mục đích đào tạo tiến sĩ đầu tiên là phải phục vụ giáo dục.

Vì vậy nếu tôi là Bộ trưởng GD -ĐT, tôi sẽ yêu cầu tập trung tối đa cho đào tạo tiến sĩ để hoàn thiện bộ máy giáo dục.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm