| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Cháy rừng rình rập từng giờ

Thứ Ba 23/02/2010 , 15:30 (GMT+7)

Chiều qua 22/2, về An Giang có mặt tại dãy núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên) chứng kiến cảnh cây rừng trơ trọi lá dưới mặt đất nóng như đổ lửa phủ đầy lớp lá khô thì không ai dám nghĩ đến điều gì khác ngoài cầu mong trận mưa lớn.

Chiều qua 22/2, về An Giang có mặt tại dãy núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên) chứng kiến cảnh cây rừng trơ trọi lá dưới mặt đất nóng như đổ lửa phủ đầy lớp lá khô thì không ai dám nghĩ đến điều gì khác ngoài cầu mong trận mưa lớn. 

Lực lượng kiểm lâm đang phải ứng trực phòng chống cháy rừng 24/24h

Toàn cảnh của dãy núi với những triền đồi (4 đồi) từ cỏ, cây, hoa, lá đều khô vàng. Các dòng suối ngừng chảy, giếng nước hầu hết đều trơ đáy đã làm cho công tác PCCCR gặp nhiều khó khăn hơn. Bà Nguyễn Thị Bảnh, một người dân sống ở đồi 4 núi Phú Cường lo âu cho biết, mấy tháng nay không có giọt mưa nào đã làm cho hàng chục cây xoài 5- 6 tuổi bị khô héo, một số khác thì chết hẳn không còn cách nào cứu lại được.

Ông Lê Thành Công, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên cho biết, phần lớn đất trồng rừng tập trung ở các đồi núi cao, hiểm trở nên công tác PCCCR gặp không ít khó khăn. Hạt đã chuẩn bị hai xe tải, 28 máy chữa cháy chuyên dụng, đổ đầy 400 bồn nước loại 1m3, hàng ngàn can nhựa cho các chủ rừng. Từ đầu 1/2010 Hạt đã hợp đồng với đài phát thanh ở các xã tuyên truyền bảo vệ PCCCR. Đối với cán bộ kiểm lâm thì túc trực 24/24.

Hiện đa số bà con vừa làm chủ rừng nhưng cũng là chủ ruộng. Mùa khô cũng chính là mùa thu hoạch lúa nên vào thời điểm này ở một số khu rừng không có người trông coi, không thể phát hiện mà dập tắt kịp thời nếu có vụ cháy xảy ra. Mức hỗ trợ cho người giữ rừng hiện nay còn quá thấp chỉ với 100 ngàn đồng/ha/tháng nên cũng chưa đủ sức thu hút sự quan tâm của chủ rừng. Trước tình hình nắng hạn gay gắt, ông Công khuyên cáo bà con không nên vào rừng chặt củi, lấy mật ong hay hút thuốc vứt tàn bừa bãi sẽ rất dễ gây hỏa hoạn.

Tính đến nay, hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã chuẩn bị khá chu đáo về các phương tiện, máy móc chuyên dụng và nguồn nhân lực để đối phó với mùa khô. Tuy nhiên trước tình trạng khô hạn hạn kéo dài, đại bộ phận bà con sống ở những vùng cao giờ đây phải xuống mua nước máy với giá 500 đồng/thùng 30 lít để xài. Trâu, bò giờ đây chỉ biết gặm cỏ khô mà sống. Dưới thửa ruộng ở đồng bằng hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Toàn bộ đất ruộng trên của bà con năm nay đều bỏ hoang không sao cày cấy được vì thiếu nước.

Về Kiên Giang dù mới là thời điểm đầu mùa khô nhưng gần 11.000/87.009ha rừng đã ở nguy cơ cháy cấp 5, các diện tích còn lại cũng ở cấp 3, 4. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chi cục trưởng Kiểm lâm cho biết, mấy năm qua trên địa bàn tỉnh tuy không xảy ra vụ cháy rừng nào nhưng nguy cơ cháy luôn rình rập. Riêng năm nay, tình hình có vẻ căng thẳng hơn. Đáng ngại nhất hiện nay là diện tích rừng tràm đã giao khoán cho các hộ dân và một số tổ chức ở các huyện An Minh, Hòn Đất. Do giá trị cây tràm thời gian gần đây sụt giảm nên người dân không mặn mà đầu tư PCCR.

Ông Phạm Thành Tươi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lo lắng: Công tác PCCR đang là nhiệm vụ hàng đầu ở một số địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.

Tại 2 VQG Phú Quốc và U Minh Thượng công tác bảo vệ, PCCR cũng được đặc biệt chú trọng. Ông Phạm Quốc Dân, Phó Giám đốc VQG U Minh Thượng cho biết: Hiện nay, ngoại trừ những khu vực bờ đê, khu vực xả để điều tiết nước thì hầu như rừng trong khu vực vườn vân trong điều kiện an toàn. Tuy nhiên, để chủ động PCRC, BGĐ vẫn phân công các đội tuần tra bảo vệ cơ động được trang bị đầy đủ phương tiện trực canh lửa, bảo vệ rừng 24/24 giờ. Ở khu vực vùng đệm thì huy động người dân để tập huấn và sẵn sàng túc trực tham gia chữa cháy.

Tại Cà Mau, hiện đã có khoảng 8.000ha rừng có nguy cơ xảy ra cháy ở cấp 4, 5. Các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao là VQG U Minh Hạ, phân trường 1, phân trường Trần Văn Thời thuộc Cty Lâm Nghiệp U Minh Hạ, Khu vực trại giam K3, rừng thuộc Trung tâm Giống tỉnh. Ông Nguyễn Quang Của, Chi cục trưởng Kiểm lâm Cà Mau cho biết, ngay từ thời điểm trước Tết, ngành đã phân công cán bộ túc trực 24/24 tại những khu vực trọng điểm. Năm nay, ngoài nguồn kinh phí 3 tỷ đồng TƯ phân bổ, tỉnh cũng cấp nguồn kinh phí 1,6 tỷ đồng để mua sắm phương tiện phục vụ công tác PCCR. Các chủ rừng cũng đã đắp hàng trăm con đập để giữ nước PCCR.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm