| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL hào hứng mở rộng diện tích lúa thu đông

Thứ Tư 29/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Sau khi Bộ NN-PTNT thống nhất mở rộng gieo sạ lúa thu đông (TĐ) ở ĐBSCL lên 867.300ha, tăng 24.160ha so với các năm trước, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ đã sẵn sàng xuống giống.

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích SX lúa hàng năm khá lớn với hệ thống đê bao tốt, thuận lợi để mở rộng gieo sạ lúa TĐ nhằm bù lại sản lượng vụ HT vừa qua.

Ông Nguyễn Thành Tài, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, vụ lúa TĐ 2016 dự kiến toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 125.000ha ở 847 ô bao, năng suất ước đạt 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 704.230 tấn. Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm 75% diện tích, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 60% diện tích. Áp dụng biện pháp sạ thưa, sạ hàng 60% diện tích, thu hoạch bằng máy 100% diện tích...

Theo ông Tài, để đảm bảo lúa TĐ ăn chắc, cần chủ động phòng trừ sâu bệnh, phòng chống mưa, lũ, tiêu úng kịp thời. Thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy trên từng vùng, từng khu vực SX, hạn chế thấp nhất bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá...

Lịch xuống giống lúa TĐ của Đồng Tháp chia 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 23/6 - 30/6; đợt 2 từ ngày 23/7 - 31/7. Khuyến cáo trồng nhóm giống đặc sản Jasmine 85, VĐ 20, Nàng Hoa 9; nhóm giống chủ lực OM4900, OM5451, OM6976, IR 50404... nhóm giống bổ sung OM4218, OM7347, OM2517, OM6162 và các giống nếp...

Tỉnh An Giang đến nay đã thu hoạch được 18.701/235.225ha lúa HT, đạt 7,66% diện tích. Vụ TĐ tỉnh có kế hoạch xuống giống 170.180ha, tăng 15.000 - 18.000ha so với vụ TĐ 2015, chủ yếu ở một số vùng có đê bao an toàn. Còn các vùng trồng nếp cũng tăng 5.000 - 7.000ha. An Giang sẽ xuống giống TĐ từ ngày 15/7 và thu hoạch trước đỉnh lũ về.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, vụ TĐ 2016 sẽ tiếp tục chuyển đổi SX rau màu trên nền đất kém hiệu quả khoảng 1.939ha với các cây trồng như bắp non, bắp lai, bắp nếp, mè, đậu nành rau, đập bắp Nhật...

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tổng lượng mưa toàn mùa mưa năm nay ở mức xấp xỉ TBNN, trong đó các tháng đầu mùa (6, 7 và 8) lượng mưa có khả năng thấp hơn TBNN cùng kỳ, các tháng cuối mùa (9, 10, 11 và 12) có khả năng xấp xỉ và cao hơn TBNN cùng kỳ.

Thời gian kết thúc mùa mưa khả năng muộn hơn TBNN, khoảng tuần cuối tháng 11, một số nơi sang tháng 12, lũ đầu mùa về ít, có khả năng xuất hiện lũ đầu mùa ở đầu nguồn sông Cửu Long (đến cuối tháng 7, mực nước tại Tân Châu bằng hoặc cao hơn 3,0m).

13-36-14_nh-1-gi-co-de-bo
Gia cố đê bao phục vụ SX lúa thu đông ở Đồng Tháp

 

Lũ chính vụ, đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu và Châu Đốc xuất hiện vào khoảng nửa đầu tháng 10/2016, ở mức cao hơn năm 2015 nhưng thấp hơn TBNN và xấp xỉ mức báo động I (mức báo động I tại Tân Châu là 3,5m). Triều cường vùng hạ lưu sông lên mức cao nhất năm vào cuối tháng 10, tháng 11 ở mức cao hơn báo động III từ 0,1 - 0,15m; tại Cần Thơ (sông Hậu) 2 - 2,05m; tại Mỹ Thuận (sông Tiền) 1,9 - 1,95m.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, thời vụ xuống giống vụ TĐ trong cơ cấu 3 vụ sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 thuộc vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang 170.000ha, Đồng Tháp 144.000ha, Cần Thơ 70.000ha, Vĩnh Long 60.000ha, Hậu Giang 40.000ha, Kiên Giang 70.000ha, tổng diện tích đạt khoảng 550.000ha. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho SX 3 vụ, không bị ảnh hưởng của thiếu nước, do vậy cần tập trung chỉ đạo đúng lịch thời vụ SX và lưu ý theo dõi mực nước lũ.

Thời vụ xuống giống vụ TĐ trong cơ cấu 3 vụ tại vùng ven biển khoảng 300.000ha sẽ gặp khó khăn về thời gian bố trí vụ ĐX 2016 - 2017. Do vậy vùng ở phía Nam cách biển 70km xuống giống vào nửa cuối tháng 8, diện tích khoảng 170.000ha, gồm Long An 30.000ha, Bến Tre 18.000ha, Trà Vinh 30.000ha, Hậu Giang 20.000ha, Bạc Liêu 20.000ha, Kiên Giang 50.000ha. Đây là vùng tương đối khó khăn trong bố trí vụ TĐ, cần sử dụng giống lúa ngắn ngày để kịp thời vụ.

Còn đối với vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển, cách biển khoảng 30 - 35km, xuống giống vào nửa đầu tháng 9, diện tích khoảng 150.000ha, gồm Long An 25.000ha, Tiền Giang 36.000ha, Trà Vinh 40.000ha, Bạc Liêu 26.000ha, Sóc Trăng 10.000ha, Cà Mau 12.000ha phải sử dụng giống ngắn ngày cho cả 2 vụ TĐ 2016 và ĐX 2016 - 2017.

Nhìn chung các tỉnh ĐBSCL đều ủng hộ mở rộng diện tích lúa TĐ 2016 để bù lại năng suất vụ HT. Đây còn là vụ cho năng suất cao, giá bán tốt hơn so với vụ HT và cho gạo ngon. 

Tuy nhiên SX vụ TĐ vẫn tiếp tục đối phó với những khó khăn, không chỉ hạn, mặn mà còn đối mặt với lũ, bão, sâu bệnh...

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm