| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Hướng đến hiện đại hóa trong sx lúa

Thứ Hai 14/02/2011 , 10:36 (GMT+7)

Ngày 12/2, tại Viện lúa ĐBSCL đã diễn ra Hội nghị giao ban sản xuất lúa 2010 và sơ kết ĐX 2010-2011 các tỉnh thành phía Nam.

Ngày 12/2, tại Viện lúa ĐBSCL đã diễn ra Hội nghị giao ban sản xuất lúa 2010 và sơ kết ĐX 2010-2011 các tỉnh thành phía Nam. Từ những kết quả đã đạt được trong năm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đã định hướng, trong thời gian tới, cần xây dựng và nhân rộng phong trào thực hiện cánh đồng mẫu theo hướng hiện đại, ứng dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới để hướng đến hiện đại hóa sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Sáng sớm đầu ngày hơi sương chưa tan, đoàn cán bộ nông nghiệp và các nhà khoa học đã ra thăm đồng. Trên cánh đồng lúa giống tại Viện lúa ĐBSCL rộng hàng chục mẫu vuông, lúa đông xuân (ĐX) đang vào độ chín trĩu hạt oằn bông, vàng rực cả một góc trời. Trở về, tại hội nghị Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nhận định năm 2011 sẽ là thời cơ sản xuất lúa gạo. Nhìn đồng lúa thực nghiệm, Viện lúa ĐBSCL thực hiện tốt trong việc nghiên cứu, quản lý đồng ruộng, xứng đáng vai trò trung tâm cung cấp nhiều giống lúa tốt cho ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước. Sau mấy ngày đầu năm ra đồng cùng nông dân, cho thấy vụ lúa ĐX năm nay hứa hẹn niềm vui trúng mùa. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Chính phủ, trong năm nay sẽ xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho vùng sản xuất lúa thu đông (TĐ) ở ĐBSCL.

PGS.TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt  khẳng định: “Vụ lúa ĐX 2010-2011, nếu khống chế tốt dịch bệnh và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc tốt, né tránh hạn, mặn xâm nhập sớm và bệnh đạo ôn giai đoạn cuối vụ thì đây sẽ là vụ mùa tiếp tục thắng lớn. Riêng vùng ĐBSCL sẽ “cầm chắc” khoảng 10 triệu tấn lúa hàng hóa chất lượng tốt và chắc chắn có thêm 3 triệu tấn gạo. Vấn đề còn lại hiện nay là làm sao giữ giá lúa cho tới khi vào vụ thu hoạch rộ không bị sụt giảm cho nông dân”.

Năm 2010, một năm nông nghiệp nước ta đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức lớn trước sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí tượng thủy văn. ND làm lúa chưa an tâm trước thị trường lúa gạo diễn biến phức tạp. Vụ lúa hè thu (HT) có lúc rơi vào tình trạng ứ đọng phải thực hiện giải pháp tạm trữ. Thế nhưng vượt qua trở ngại, năm 2010 là năm sản xuất lúa gạo ở nước ta thắng lớn. Sản lượng XK gạo kỷ lục, đạt 6,754 triệu tấn. Sản lượng lúa cả nước đạt 39,8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay và tăng hơn 1 triệu tấn so năm 2009. Qua một năm đầy biến động cũng cho thấy, khả năng thích nghi, thay đổi tập quán SX của ND làm lúa nước ta ngày càng tốt hơn. Nhiều ND đã biết tập huấn ghi chép sổ tay và định hướng sản xuất lúa theo VietGAP; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất lúa theo GAP đạt chứng nhận. Phong trào này đang được đẩy mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL. Các mô hình sản xuất lúa từ thấp đến cao, cả liên kết đầu vào và bao tiêu sản phẩm bắt đầu khởi phát.

+ Năm 2010 sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc đạt 13,2 triệu tấn; các tỉnh phía Nam đạt 26,6 triệu tấn. Riêng ĐBSCL diện tích lúa 3,939.799ha, tăng 104.808ha so năm 2009 (tăng chủ yếu vụ HT và TĐ); năng suất bình quân 5,47 tấn/ha, tăng 1,28 tạ/ha; sản lượng đạt 21.557,936 tấn, tăng 1.064.957 tấn. 

+ Theo Cục trồng trọt, vụ lúa ĐX ở ĐBSCL thu hoạch muộn dự báo khó khăn thiếu nước ngọt cuối vụ, mặn xâm nhập có thể ảnh hưởng tới 600.000ha, trong đó có 100.000ha chịu ảnh hưởng khá nặng.

Năm qua, mùa lũ không về, nguồn nước dù đáp ứng đủ để xuống giống, nhưng khâu vệ sinh đồng ruộng đã gặp nhiều khó khăn. Để chuẩn bị cho năm 2011, Cục Trồng trọt đã tích cực khảo sát, điều tra tình hình ngập lũ, đề xuất các giải pháp thích ứng cho canh tác lúa vùng ảnh hưởng lũ; đồng thời theo dõi tình hình canh tác mô hình tôm - lúa, định hướng thời vụ sản xuất và cơ cấu giống lúa mở rộng diện tích và sản xuất lúa gạo chất lượng và giá trị cao theo hướng GAP. Theo đó, mục tiêu sản xuất lúa năm 2011 sẽ tiếp tục giữ ổn định diện tích các vụ ĐX và HT; tăng diện tích sản xuất lúa TĐ, lúa trên đất nuối tôm; tăng năng suất lúa bình quân trong toàn vùng và tăng sản lượng cả năm và gia tăng chất lượng lúa gạo xuất khẩu.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết, trong năm nay Chính phủ sẽ ban hành quy hoạch tổng thể diện tích lúa và quản lý đất lúa trên toàn quốc. Đây sẽ cơ sở và điều kiện thuận lợi cho ND sản xuất lúa. Từ những nhân tố mới xuất hiện trong sản xuất lúa năm 2010, Thứ trưởng phát động: “Từ vụ HT tới cần xây dựng và nhân rộng phong trào thực hiện cánh đồng mẫu theo hướng hiện đại, ứng dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới để hướng đến hiện đại hóa sản xuất lúa ở ĐBSCL. Cách làm này ở Sóc Trăng năm qua đã làm thành công với cánh đồng mẫu 50ha vụ HT, đạt năng suất 7 tấn/ha. Trên cánh đồng mẫu này có 4 nhà bắt tay liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ lúa rất tốt. Do đó, Sở NN-PTNT các tỉnh trong công tác quy hoạch mùa vụ, cần lưu ý đầu tư thêm cơ sở hạ tầng. Vùng nào còn vụ lúa TĐ bấp bênh cần đầu tư nâng cấp thủy lợi, trạm bơm điện…Về giống lúa, năm nay mỗi tỉnh cần công bố sớm 3 giống chủ lực ngay từ đầu vụ.”

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm