| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Khởi động kho trữ lúa gạo

Thứ Ba 12/01/2010 , 10:28 (GMT+7)

Trong 2 năm qua tại ĐBSCL các DN lương thực đã triển khai đầu tư xây dựng hệ thống NM chế biến, kho dự trữ lúa gạo nhằm tránh rủi ro khi thị trường XK gạo không thuận lợi.

Trong 2 năm qua tại ĐBSCL các DN lương thực đã triển khai đầu tư xây dựng hệ thống NM chế biến, kho dự trữ lúa gạo nhằm tránh rủi ro khi thị trường XK gạo không thuận lợi.

Ngày 9/1, tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, Cty Lương thực Trà Vinh thuộc TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã rót 62 tỷ đồng xây dựng hệ thống kho trữ lúa gạo khép kín và lắp đặt các thiết bị đồng bộ hiện đại cho hệ thống NM xay xát, lau bóng, máy tách màu, đóng bao, nhà kho với công suất 70.000 tấn/năm. Dự kiến đến cuối quí II/2010 hệ thống kho An Phú Tân hoàn thành. Theo khảo sát trước khi đầu tư, sản lượng lúa ở Trà Vinh hiện có khoảng 1 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 400.000 tấn lúa hàng hoá, trong khi hệ thống kho trữ lúa gạo của tỉnh chỉ đáp ứng được 25.000 tấn/vụ.

Trước đó, vào tháng 4/2009 Cty Du lịch thương mại Kiên Giang cũng đã đầu tư 55 tỉ đồng xây dựng kho Tân Hiệp với khả năng dự trữ lúa gạo 40.000 tấn. Riêng tại TP Cần Thơ với vị trí đặt chợ lúa gạo Thốt Nốt thuận lợi trên bến dưới thuyền và nằm ngay nơi tiếp giáp với nguồn cung lúa gạo từ 3 tỉnh lúa trọng điểm của ĐBSCL là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp đưa về. Cùng lúc lúa từ miệt Hậu Giang, Sóc Trăng cung cấp lên. Do đó từ đầu năm 2009 khi TP Cần Thơ chuyển giao mặt bằng, Vinafood 2 đã tiếp nhận và đầu tư khoảng 600 tỉ đồng xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt có khả năng chứa 200.000 tấn. Đây là chợ đầu mối góp phần giải quyết đầu ra cho lúa gạo trong vùng ĐBSCL. Dự kiến trong năm 2010 chợ lúa gạo Thốt Nốt sẽ đưa vào hoạt động.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm 2009- 2010 Vinafood 2 cùng các DN khác trong vùng ĐBSCL sẽ tiến hành xây dựng thêm kho trữ lúa gạo với công suất khoảng 2 triệu tấn giúp nông dân có thể gửi lúa vào kho nếu không tiêu thụ được mà không tốn tiền lưu kho. Và thực tế hiện thời hệ thống kho lúa gạo của Vinafood 2 tại ĐBSCL mới có khả năng trữ 856.000 tấn. Trong khi sản lượng thu mua và chế biến hàng năm khoảng 6 triệu tấn lúa. Kế hoạch của Vinafood 2 đến 2011 sẽ đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kho lúa gạo có sức chứa 1,5 triệu tấn tại ĐBSCL với số vốn đầu tư khoảng 2.300 tỉ đồng. Như vậy từ nay đến năm 2011 Vinafood 2 phải xây dựng thêm kho trữ thêm khoảng 650.000 tấn nữa.

+ Theo đề án xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo tại ĐBSCL của Bộ NN- PTNT triển khai vào tháng 11/2009 thì hai năm 2009-2010 sẽ đầu tư hệ thống kho trữ với sức chứa 4 triệu tấn, vốn đầu tư 7.620 tỉ đồng.

+ Các DN tham gia đầu tư được ưu đãi vay vốn lãi suất 6,5%/năm và vay mức ưu đãi 0% để mua các loại máy móc hiện đại NK. Đối với chính sách đất đai, DN xây dựng kho trữ lúa gạo được miễn tiền thuê đất trong vòng 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

+ Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu vực xây dựng kho chứa. Với chính sách tín dụng, các DN đầu tư được miễn thuế thu nhập DN trong 3 năm đầu đi vào hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.

Nước ta là một trong những cường quốc XK gạo dẫn đầu trên thế giới. Thế nhưng nhìn từ vựa lúa ĐBSCL, nơi SX lượng lúa gạo hàng hóa chiếm 90% sản lượng gạo XK cả nước, một số chuyên gia kinh tế cho rằng lúa gạo VN vẫn còn điểm yếu trong khâu tồn trữ và bảo quản sau thu hoạch nên khó chủ động trong chiến lược kinh doanh XK. Còn nông dân là những người trực tiếp làm ra hạt lúa thì lợi nhuận có được cũng rất bấp bênh. Cụ thể theo sản lượng lúa nước ta hàng năm hơn 38 triệu tấn, trong đó 4- 5 triệu tấn gạo cho XK. Thế nhưng thực tại hệ thống kho trữ lúa gạo hiện có chỉ chứa chừng 2 triệu tấn. Bên cạnh đó, về công nghệ bảo quản cũng chưa tốt nên khâu tổn thất sau thu hoạch chiếm tới 11-12%, trong đó riêng khâu phơi sấy tồn trữ chiếm 4-5%.

Tuy nhiên, xung quanh bài toán tồn trữ vừa nêu cũng có ý kiến cho rằng, nếu đầu tư theo con số tính toán cơ học như trên mà không tính kĩ qui hoạch có thể xảy ra tình trạng dư thừa kho bãi. Để có thể xây dựng hệ thống kho dự trữ chứa được 3 triệu tấn gạo cần đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Giả sử nếu bảo quản được chờ giá tốt, lợi nhuận tăng thêm trong một năm khoảng 200đ/kg thì lợi nhuận thu hồi khoảng 600 tỉ đồng/năm và phải mất đến 7 năm mới hoàn được vốn đầu tư ban đầu. Song thực tế sẽ khó khả năng xảy ra việc cùng lúc dự trữ tới 3-4 tấn gạo trong năm.

Một chủ DN chuyên doanh gạo có kinh nghiệm tại Cần Thơ nhận xét: “Qua năm 2009 lúa ĐBSCL trúng mùa lớn và dù có lúc lượng lúa tạm trữ tới 1,5 triệu tấn nhưng nông dân ĐBSCL làm lúa 3 vụ trong năm, bình quân 4,5 tháng/vụ là có lúa mới thì lúa ngoài đồng ruộng cũng là “kho” trữ. Đó là chưa kể gạo XK không phải lúc nào cũng nằm kho chờ giá mà có sự đảo kho lưu thông hàng hóa trong năm. Vì vậy xây kho tạm trữ bao nhiêu mét vuông, xây ở đâu, dùng như thế nào chưa dễ có câu trả lời".

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm