| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Lo mất trắng vụ lúa mùa

Thứ Năm 23/09/2010 , 10:24 (GMT+7)

Hàng ngàn hộ nông dân làm lúa mùa ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang ăn ngủ không yên khi mạ gieo sạ trên sân đã “quá lứa lỡ thì” nhưng không thể đem xuống ruộng cấy.

Hàng ngàn hộ nông dân làm lúa mùa ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang ăn ngủ không yên khi mạ gieo sạ trên sân đã “quá lứa lỡ thì” nhưng không thể đem xuống ruộng cấy. Nguyên nhân do trời nắng hạn kéo dài, nền ruộng bị nhiễm mặn trong quá trình nuôi tôm nhưng không có nước ngọt để rửa mặn.

Sở NN-PTNT các địa phương cho biết, nếu đến hết tháng 9 này mà trời không có mưa thì nông dân buộc phải bỏ mạ (đối với lúa mùa cấy). Còn đối với lúa ngắn ngày (gieo sạ) cũng chỉ có thể kéo dài đến thượng tuần tháng 10 là hết lịch thời vụ. Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay Kiên Giang sẽ gieo sạ khoảng 62.500ha lúa mùa và lúa lấp vụ trên nền đất nuôi tôm (tôm - lúa), chủ yếu tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng. Lịch thời vụ cấy lúa mùa mà tỉnh này đưa ra là tháng trong 8-9, còn gieo sạ lúa ngắn ngày kéo dài đến ngày 10/10 là phải kết thúc. Thế nhưng đến thời điểm này nông dân mới chỉ gieo, cấy được 6.245ha, chiếm khoảng 15% diện tích.

Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, nông dân sản xuất vụ mùa hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, không thể xuống giống theo lịch thời vụ. Năm nay mùa mưa không chỉ đến trễ hơn mọi năm mà lượng mưa cũng rất ít. Phần lớn diện tích làm theo mô hình lúa tôm nông dân không có nước để rửa mặn nên không thể gieo cấy. Nông dân đang lo sốt vó vì khung thời vụ đã gần hết. Trong khi đó, đặc thù vùng này làm lúa lệ thuộc hoàn toàn vào nước trời nên nếu gieo, cấy trễ hơn sẽ bị mặn vào cuối vụ, chắc chắn sẽ bị mất mùa.

Đi dọc theo các tuyến đường nông thôn ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận (Kiên Giang), đâu đâu cũng thấy nông dân gieo mạ đầy quanh sân nhà. Không ít trà mạ đã gieo hơn một tháng, quá lứa cấy, cao hơn đầu gối. Nhiều chỗ mạ đã cháy vàng do không có nước tưới và thiếu đất ăn. Ông Nguyễn Bình Chi (Hai Chi), ở xã Thuận Hòa, An Minh đang bơm nước giếng để tưới cứu đám mạ than thở: “Mạ gieo đã hơn 40 ngày rồi mà chưa thể nhổ xuống cấy. Giờ chỉ biết ngửa mặt lạy trời mưa xuống. Chỉ cần có một vài trận mưa là nhổ xuống cấy ngay. Năm nay khó làm ăn quá. Đã gần cuối mùa mưa rồi mà ở đây chỉ được vài trận mưa nhỏ, không đủ ướt áo thì làm sao mà cấy lúa. Ruộng nuôi tôm đất bị nhiễm mặn, giờ lên đến 7-8%o, nếu có liều nhổ xuống cấy lúa cũng chết. Vài ngày nữa mà trời không mưa thì đành bỏ đám mạ này thôi”. Cách đó không xa, hai cha con ông Huỳnh Văn Thượng (Sáu Thượng) đang hì hục dưới cái nắng chang chang như đổ lửa để dọn dẹp vuông tôm chuẩn bị cấy lúa. Theo ông Thượng, mọi năm thời điểm này lúa cấy đã lên xanh đồng rồi. Còn năm nay đất vẫn còn phơi nắng. Thấy mạ lớn quá đành đi dọn ruộng vậy thôi chứ thời tiết như vầy cấy làm sao được. Mấy chục năm làm ruộng ở đây, chưa bao giờ nông dân gặp cảnh thời tiết như năm nay.

Nhiều nông dân cho biết, họ không còn hy vọng gì nhiều vào vụ lúa này, vì lịch thời vụ gần như đã hết. Nếu qua tháng 10 trời có mưa cũng không thể làm lúa, vì sẽ gặp hạn vào cuối vụ, tốn tiền, tốn công mà không thể thu hoạch. Tuy nhiên, nông dân vẫn đang tìm mọi cách như dùng nước giếng bơm lên tưới để giữ mạ lại chờ mưa xuống cấy. Cấy lúa nhưng không mong đến ngày thu hoạch. Vì họ biết có mong cũng chẳng được. Vậy họ cấy để làm gì? Mục đích chủ yếu là tạo thảm thực vật, vừa nhằm mục đích cải tạo đất vừa tạo môi trường để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm năm sau...

Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh, Võ Hoàng Việt cho biết thêm, toàn huyện hiện có 37.000ha lúa mùa, trong đó có 33.000ha cấy trên nền đất tôm. Phòng đã tập huấn kỹ thuật và nông dân đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện nhưng đến nay vẫn chưa thể gieo, cấy. Cây mạ giờ đã quá lứa, không còn đất ăn nên cứ lụi dần đi. Một số nơi đã xuất hiện tình trạng sâu bệnh phá hại. Thế nhưng nông dân không thể nhổ xuống cấy vì nước sông, nước ruộng đều còn độ mặn khá cao. Nếu đến hết tháng 9 mà trời không mưa thì hầu như nông dân đành phải bỏ mạ vì đã quá lứa, cấy không hiệu quả. Trước tình hình này, ngành đã kiến nghị với UBND huyện cho kéo dài lịch thời vụ thêm 15 ngày nữa, tức là đến hết ngày 15/9 để nông dân chờ mưa xuống rửa mặn rồi chuyển sang làm lúa ngắn ngày. Không thì đành bỏ chờ đến mùa nuôi tôm.

Nông dân ở các tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… cũng đang gặp cảnh tương tự. Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, năm nay toàn tỉnh có kế hoạch gieo, cấy 43.000ha lúa tôm và 18.000ha lúa mùa. Đến nay, lúa mùa đã cấy được 13.000ha, còn lúa tôm đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay nguồn nước vẫn còn độ mặn rất cao, lên đến 8-9%o, trong khi đó cây lúa chỉ khoảng 4%o là không thể phát triển.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm