| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Người trồng lúa lời trên 50%

Thứ Sáu 22/05/2015 , 06:10 (GMT+7)

Đó là khẳng định của chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay” do Đài Truyền hình VN tại Cần Thơ (VTC Cần Thơ) cùng phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền thực hiện vụ ĐX 2014-2015.

Trong vài thập kỷ qua, người trồng lúa ở miền Tây cũng như cả nước đã phải gánh chịu nghịch lý “mất mùa trúng giá” và “được mùa mất giá”...

Người có ít ruộng phải bỏ ruộng để đi làm thuê, người nhiều ruộng thì cứ loay hoay với câu hỏi làm sao để người trồng lúa thu được 30% lợi nhuận? Tuy chỉ 30% lợi nhuận thôi mà đã coi như là điều mơ ước của người trồng lúa thì đối với người ít ruộng làm sao mà xoay xở được cuộc sống thường nhật của họ. Còn với người nhiều ruộng hơn làm sao để trở thành giàu có được?

Đó là câu hỏi cứ xuất hiện mãi trong suy tư của nhiều cán bộ khoa học và quản lý các cấp. Đó cũng là nổi trăn trở của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, của Hội đồng cố vấn KHKT cũng như các cán bộ thường làm việc trực tiếp với nông dân của Cty CP Phân bón Bình Điền.

Nghĩ là làm, thế là một mạng lưới chương trình "Đồng hành và chia sẻ" đã được tổ chức rộng khắp từ các tỉnh ĐBSCL cho đến các tỉnh miền Đông rồi Tây Nguyên đến Nam Trung bộ đã lần lượt lên sóng. 

Cứ mỗi lần phát sóng đã có hàng ngàn lượt nông dân hăng hái tham gia, thảo luận, trao đổi với các diễn giả để mong có đáp số cho những câu hỏi đang làm họ day dứt. Không phụ lòng mong mỏi của bạn nghe đài, nhiều nông dân thông qua chương trình đã biết áp dụng nhiều tiến bộ KHKT cho đồng ruộng của họ.

Không ít nông dân đã gửi thư hoặc thông qua tác phẩm văn nghệ để phát biểu cám ơn chương trình “Đồng hành và chia sẻ” vì đã mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Tuy vậy, xét về logic mà nói thì cha ông ta đã có câu "Trăm nghe không bằng một thấy"; "Trăm thấy không bằng tự làm". Vì vậy từ chương trình “Đồng hành và chia sẻ” đã thực hiện được trên 5 năm, nay mở rộng ra chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay”.

Mục tiêu của chương trình này là để cán bộ kỹ thuật đem lý luận đến cho nông dân tự áp dụng trên đồng ruộng của họ, thông qua sự hướng dẫn của Ban cố vấn và cán bộ KHKT của Cty cũng như cán bộ khuyến nông của các tỉnh.

Hình thức hoạt động của chương trình như là trường học thực tế diễn ra tại đồng ruộng, trên từng mảnh đất cụ thể của từng hộ, từng vùng sinh thái khác nhau, từ vùng đất nhiễm mặn, đất phèn, đất phèn mặn đến vùng phù sa ngọt.

Nông dân tham gia chương trình không những được hướng dẫn kỹ thuật tỉ mỉ, kết hợp lý luận với thực tiễn, cách xử lý những tình huống diễn ra trên những điều kiện cụ thể mà còn được hướng dẫn phương pháp ghi chép sổ sách, tính toán hiệu quả kinh tế để tìm cách làm giàu từ nguồn vật tư sẵn có.

Hướng chính của chương trình là tìm cách giảm thiểu các khoản mục đầu tư để hạ giá thành, đồng thời nâng cao năng suất để dù giá nông sản chưa cao vẫn thu được lợi nhuận cao.

Kết quả cụ thể cho thấy ruộng trình diễn phân Đầu Trâu luôn luôn có năng suất cao hơn ruộng đối chứng bình quân 887 kg thóc/ha (12,2%); chi phí SX thấp hơn đối chứng dẫn đến giá thành sản phẩm thấp hơn đối chứng.

Bình quân ruộng mô hình có giá thành 2.214 đ/kg thóc tươi, trong lúc nền đối chứng là 2.581 đ (giảm 14,2%) dẫn đến lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng từ 2,5 - 9,3 triệu đ/ha. Ruộng trình diễn có bình quân tiền lời chiếm 60%, trong lúc ruộng đối chứng đạt 53%.

Trong 13 tỉnh chỉ có ở Cà Mau, tiền lời đạt mức thấp nhất cũng chiếm đến 42% và cao nhất ở Tân Thạnh, Long An là 76,36%. Trồng lúa có chất lượng cao áp dụng đúng kỹ thuật thì lợi nhuận cao hơn lúa cải thiện rõ rệt. Bình quân 13 tỉnh trong mô hình có tiền lời trên 26 triệu đ/ha, còn ruộng đối chứng là 21,5 triệu đ/ha, trong thời gian chiếm đất 3,5 tháng.

Như vậy ai nói trồng lúa không có lời, mặc dù nông dân phải bán lúa tươi trong điều kiện giá thấp dưới mức mong đợi.

Địa danh

Giống lúa

Năng suất (kg/ha) (1)

Tổng chi

(1000đ)

Tổng thu

(1000đ)

Tiền lời

(1000đ)

% lời

1/An Giang, Thoại Sơn

IR50404

7.788

7.620

17.438

19.436

35.990

34.882

18.560

15.446

51,70

44,30

2/Bạc Liêu, Minh Diệu, Hòa Bình

IR50404

180-200

11.653

10.462

20.294

23.260

50.104

44.986

29.813

21.726

59,50

48,30

3/Bến tre, Giồng Trôm

Oc10,VN121; ƠM3

6.460 (2)

6.000 (2)

20.064

20.537

39.246

34.800

19.182

14.263

48,80

41,00

4/ Cà Mau; Trần Văn Thời,

OM 5451

7.260 (ĐT)

6.500 (Đ/c)

16.660

16.440

31.680

27.950

15.240

11.510

48,10

42,20

5/Đồng Tháp; Thanh Bình

Jasmine

VD 20

8.285 (ĐT)

7.715 (Đ/c)

6.785 (ĐT)

6.200 (Đ/c)

20.300

19.950

20.500

21.100

47.600

44.300

44.650

40.900

27.300

24.350

24.150

19.800

57,30

55,00

54,10

48,40

6/ Long An;

  Thạnh Hóa

IR 4625

9.337 (ĐT)

8.820 (Đ/c)

11.468

14.048

44.256

42.336

33.795

28.288

76,36

66,81

7/ Hậu Giang;  Châu Thành

OM 5451

8.250 (ĐT)

7.900 (Đ/c)

17.386

20.083

42.005

41.870

24.619

21.787

58,60

52,00

8/ Tiền Giang; Cái Bè

Jasmine 100-120kg

5.912 (ĐT)

5.637 (Đ/c)

13.475

18.054

49.500

47.500

36.024

29.446

72,77

61,99

9/ Kiên Giang

Tân Lập

Jasmine

9.000 (ĐT)

8.600 (Đ/c)

14.192

14.829

43.200

41.280

29.006

26.451

67,10

64,00

10/ Sóc Trăng    Ngã Năm

ST 20

7.753 (ĐT)

7.150 (Đ/c)

20.047

22.250

54.271

47.190

34.224

24.940

63,00

52,80

11/Cần Thơ

Thới Lai

Jasmine

7.860 (ĐT)

7.310 (Đ/c)

10.031

10.635

23.187

21.564

13.155

10.928

56,70

50,60

12/ Trà Vinh

   Châu Thành

4900/5451

8.600 (ĐT)

8.000 (Đ/c)

15.640

16.053

39.990

36.000

24.349

19.947

60,80

55,40

13/Vĩnh Long, Mang Thít

OM: 6976

8.359 (ĐT)

8.152 (Đ/c)

15.373

15.867

39.595

36.684

24.222

20.817

61,20

56,80

Ghi chú: (1) Năng suất lúa tươi, độ ẩm khoảng 28%, (2) Năng suất khô 14% ẩm; (ĐT) Nền trình diễn phân Đầu Trâu; (Đ/c): Ruộng đối chứng của nông dân.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.