| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Thiếu 800.000 m3 nước/ngày

Thứ Hai 24/11/2014 , 09:01 (GMT+7)

Vừa qua, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Hạ tầng nước và những thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH)” do Cty Vitens Evides International (Hà Lan) phối hợp Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐH Cần Thơ) tổ chức.

Ông Lê Văn Tuấn, cố vấn Bộ Xây dựng cho biết, dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tại 7 tỉnh, TP trong vùng ĐBSCL gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ thiếu hụt hơn 800.000 m3 nước/ngày (chưa tính các huyện Phú Quốc, Kiên Hải của  tỉnh Kiên Giang).

Ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất Chương trình Nước & khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan cho rằng: "BĐKH đang ảnh hưởng nặng đến việc SX nước sạch ở ĐBSCL, thậm chí có nơi ở Sóc Trăng đã phải ngừng hoạt động cung cấp nước, do một số giếng sâu bị nhiễm mặn cao. Các đợt hạn hán sắp tới, dự đoán nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và đặc biệt nghiêm trọng hơn do nước biển dâng và lượng mưa thay đổi. Điều này có thể làm gián đoạn việc sử dụng nước sông cung cấp nguồn nước thô phục vụ SX nước sạch".

Hiện nay Bộ Xây dựng có kế hoạch xây dựng một hệ thống cấp nước vùng, bao gồm 2 nhà máy xử lý nước công suất lớn (nhà máy nước Sông Hậu 1 và 2, công suất 400.000 m3/ngày/nhà máy), lấy nguồn nước thô từ sông Cửu Long để đảm bảo có đủ trữ lượng nước ngọt.

Nguồn nước từ 2 nhà máy sẽ cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL thông qua mạng lưới đường ống truyền dẫn lớn với 12 trạm tăng áp. Dự tính các tuyến ống truyền tải nước sẽ phủ theo QL 1A tới Cà Mau và QL 61B tới TP Vị Thanh (Hậu Giang).

Theo đề xuất của PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH, Bộ Xây dựng nghiên cứu thêm phương án tổng hợp từ 3 nguồn khác nhau: Nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Đặc biệt, ở vùng bán đảo Cà Mau đang có xu hướng sụt lún do việc khai thác nước ngầm quá mức, có thể sử dụng phương án nước mưa thay thế.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm