| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Tiếp tục vật lộn với lũ

Thứ Hai 03/10/2011 , 08:43 (GMT+7)

Nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục dâng cao và đang vượt qua đỉnh năm 2000 khoảng 0,1 mét, khiến cho hàng loạt đê bao bị vỡ, hàng ngàn căn nhà bị ngập sâu trong biển nước, đường sá đi lại bị chia cắt.

Nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục dâng cao và đang vượt qua đỉnh năm 2000 khoảng 0,1 mét, khiến cho hàng loạt đê bao bị vỡ, hàng ngàn căn nhà bị ngập sâu trong biển nước, đường sá đi lại bị chia cắt.

Người dân bị thiệt hại do lũ đang chật vật với biết bao khó khăn và vật lộn với nước lũ từng giờ để bảo vệ tài sản và tính mạng của chính mình.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện các tuyến đê bao tại các huyện đầu nguồn như huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự vẫn đang hết sức mong manh, nhiều nơi chỉ cao hơn mực nước lũ chừng 10 cm. Nhiều tuyến đê vẫn đang trong tình trạng rất nguy cấp, bị nước lũ khoét sâu hoặc rò rỉ vào than đê, có thể gây sạt lở bất cứ lúc nào. Ngoài Ngoài 720 ha lúa bị mất trắng, đến hết ngày 1/10, Đồng Tháp có hơn 924 ha hoa màu, 1.874 ha diện tích vườn cây ăn trái bị ngập và 365 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. 

Hơn 400 ha lúa thu đông ở ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A đã bị nước lũ nhấn chìm vào khoảng 1 giờ sáng ngày 2/10

Chưa dừng lại ở đó, đến sáng ngày 2/10, tại ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A (huyện Tân Hồng), nước lũ tiếp tục nhấn chìm toàn bộ hơn 450 ha lúa trong giai đoạn từ 40 – 60 ngày tuổi. Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, sau sự cố vỡ đê trên tuyến kênh Cả Mũi ở ấp Chiến Thắng làm mất trắng gần 500 ha lúa, bà con ấp Thi Sơn vô cùng lo sợ và ngày đêm cùng với gần 1.000 dân quân chi viện từ huyện, tỉnh để bảo vệ tích lúa ở địa phương mình. Bằng tinh thần cảnh giác cao độ, nhiều người đã sẵn sang bỏ ra hàng chục triệu đồng để đóng góp vào việc bảo vệ đê.

Mặc dù tuyến đê này đã có dấu hiệu sạt lỡ từ trước nhưng được các lực lượng hộ đê cho gia cố đến 2 lần nên ai cũng nghĩ nó đã chắc chắn. Bởi lẻ cách đó khoảng 100 mét, tại đầu kênh Bắc Diện đã được một người dân địa phương hy sinh một chiếc phà gỗ mới đống chắn ngang để giảm áp lực dòng chảy từ kênh Tân Thành vào. Tuy nhiên, mọi cố gắng đều trở nên vô ích khi một đoạn đê dài khoảng 20 mét bất ngờ bị lũ đánh sập vào khoảng 1 giờ sáng (2/10). Ông Trần Văn Huệ, một nông dân vừa bị thiệt hại trong vụ vỡ đê mới này cho biết, tại thời điểm xảy ra vỡ đê, có hơn 50 chiến sĩ lực lượng quân sự và công an tỉnh đang túc trực. Sau khi vỡ đê, một chiếc sàn lan cứu hộ và hàng chục cây to bị bứng gốc cũng bị nước lũ cuốn vào.  

Một trong hai chiếc cầu gỗ ở xã Tân Thành A đã bị gẫy sập do nước lũ

Hiện tại, còn một chiếc xe gắn máy và vật dụng của những người tham gia hộ đê đã bị dìm trong nước chưa thể xác định nằm ở vị trí nào để trục vớt lên. Ngoài việc gây thiệt hại gần 450 ha lúa thu đông của bà con nông dân ấp Thi Sơn, nước lũ cũng đã làm gẫy 2 chiếc cầu gỗ tại hai đầu kênh Cả Mũi và Bắc Diện làm cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Tạm thời tại 2 điểm này, bà con đang tạm thời đi ngang qua đây bằng xuồng máy rất nguy hiểm nên rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng trong tỉnh.

Ngoài ra, tuyến đường bờ Đông kênh Tân Thành cũng đang bị nước lũ uy hiếp, có nơi bị khoét sâu đến hơn 1 mét và có nguy cơ sạt lỡ hoàn toàn. Hiện tại, trên tuyến đường này đang được lực lượng công an, quân sự và người dân dùng bao cát chắn đỡ mặt ngoài đê để giảm sạt lỡ. Sau hai lần vỡ ở xã Tân Thành A vừa qua, đã khiến cho hàng trăm hộ dân buộc phải dời nhà lên cặp mé lộ để lánh nạn, tất cả đều trong tình cảnh hết sức bi đát rất cần được sự hỗ trợ kịp thời.

Theo ông Nguyễn Chi Lăng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng cho biết, ngoài diện tích bị thiệt hại do vỡ đê tại hai ấp Thi Sơn và Chiến Thắng thuộc xã Tân Thành A, toàn huyện còn khoảng 2.250 ha lúa vụ 3 tập trung ở các xã Tân Phước, Thông Bình, Tân Hộ Cơ…cũng có nguy cơ sạt lỡ đê bao cao. Nguyên nhân là do các tuyến đê bao này mới vừa thi công vào đầu năm 2011. Toàn huyện Tân Hồng có hơn 9.640 ha lúa thu đông, nhưng mới thu hoạch được 765 ha, rất nhiều diện tích đang bị lũ đe dọa phải bảo vệ khẩn cấp. UBND huyện Tân Hồng đã huy động cấp tốc hàng hàng người và nhiều phương tiện ứng cứu nhưng do nền đất mềm yếu, áp lực nước quá lớn nên việc gia cố bất thành.  

Hàng trăm hộ dân xã Tân Thành A đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau khi vỡ đê

Trong khi đó, tại thị xã Hồng Ngự, có hơn 342 hộ đã di dời, 845 hộ phải kê kích, chằng chống lại nhà cửa và 1.399 hộ cần được hỗ trợ lương thực khẩn cấp và gần 7.000 km đường giao thông nước tràn qua gây sạt lở, hư mặt đường, 24 cầu cống bị hư.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Đồng Tháp có hơn 5.560 căn nhà bị ngập, song chỉ có 375 hộ được di dời.

Tại An Giang, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 11.000 căn nhà bị ảnh hưởng bởi nước lũ, trong đó có hơn 600 căn bị ngập nặng và xiêu vẹo, 7 căn bị sập hoàn toàn. Ngoài ra, lũ lớn đã tràn vào nội ô TP Long Xuyên làm ngập sâu nhiều tuyến đường.

Đặc biệt sau khi đã tạm đóng 2 đập tràn Tha La và Trà Sư nhằm giảm thiểu áp lực đe dọa các tuyến đê bao sau hàng loạt vụ vỡ đê gây thiệt hại hơn 5.200 ha lúa. Hiện tại vẫn còn hơn 10.000 ha lúa vụ 3 cần được bảo vệ trước sự đe dọa của nước lũ. Tính đến nay, An Giang đã huy động trên 30.000 lượt người tham gia cứu đê. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, trong mấy ngày vừa qua khi UBND tỉnh cho đóng tạm hại đập tràn Tha La và Trà Sư, lưu lượng nước đã đổ dồn về kênh Vĩnh Tế và tạo áp lực rất lớn cho các tuyến đê bảo vệ lúa thu đông thuộc vùng trong của các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Theo đó, nước từ Kênh Vĩnh Tế cuồn cuộn đổ vào các tuyến kênh nhánh như Kênh 3-2, kênh 25, T4, T5, T6… 

Hàng loạt tuyến đường đang bị nước lũ tiếp tục khoét sâu

Mặc dù chưa gây ra sự cố vỡ đê mới nhưng trên thực tế, nước lũ đang mấp mé rất nhiều tuyến đê và gây ngập ở nhiều nơi. Hiện tại người dân sống cặp theo kênh Vĩnh Tế cũng đang phải vất vả dời nhà lên mặt lộ để sống tạm. Ngoài chịu áp lực lớn do dòng chảy, hàng chục km đường giao thông trên các tỉnh lộ 55A, 955, đoạn từ thị xã Châu Đốc đến thị trấn Tịnh Biên đã bị nước lũ khoét sâu vào mặt được. Trên tuyến QL N1, từ huyện Tịnh Biên (An Giang) đến ngã ba Hà Giang (Kiên Giang), nước lũ vẫn tiếp tục khoét sâu nhiều nơi vào mặt lộ, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Theo Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh An Giang cho biết, nước lũ tiếp tục tràn qua nhiều tuyến đường khiến nhiều khu vực dân cư bị chia cắt, nhiều nhà dân bị ngập. Tính đến thời điểm này, lũ đang đe dọa gần 30 km các tuyến tỉnh lộ, làm ngập và hư hại hơn 25 km đường nông thôn. Ngoài ra, đến ngày 2/10, An Giang có năm điểm trường gồm 22 lớp với 609 học sinh ở các huyện Châu Phú, Châu Thành và chợ Mới phải tạm nghỉ học do bị ngập lũ.

Để hạn chế tai nạn trong mùa lũ, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức đưa rước hàng ngày cho gần 2.800 học sinh đến trường, bố trí 39 điểm giữ trẻ với 1.200 cháu. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày cho trẻ và hỗ trợ kinh phí cho các phụ nữ tham gia giữ trẻ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm