| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Tôm tiếp tục chết

Thứ Năm 26/04/2012 , 10:34 (GMT+7)

Hầu hết, tôm chết từ 15 đến 45 ngày tuổi, cá biệt có những nơi tôm chết chỉ sau 10 ngày tuổi. Đây là hiện tượng bất thường so những năm gần đây.

Kiểm tra tôm nuôi
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành quyết định số 534/QĐ-UBND “Công bố dịch bệnh hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu trên tôm nuôi trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”.

Quyết định nêu rõ “Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang có trách nhiệm áp dụng triệt để các biện pháp ngăn chặn, khống chế dập tắt dịch bệnh, không để lây lan sang nơi khác”.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, hiện nay toàn tỉnh có 19.145 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỷ con giống tôm sú với diện tích 19.323ha. Do diễn biến bất thường của thời tiết ngay từ đầu vụ như: bão số 1, nắng nóng gay gắt kéo dài, nguồn nước bị ô nhiễm nên có đến 3.351 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Hầu hết, tôm chết từ 15 đến 45 ngày tuổi, cá biệt có những nơi tôm chết chỉ sau 10 ngày tuổi. Đây là hiện tượng bất thường so những năm gần đây.

Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hầu hết tôm nuôi bị chết là do bệnh hoại tử gan, tụy, đốm trắng, đầu vàng chủ yếu ở các hộ nuôi theo hình thức công nghiệp. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong nhiều năm trở lại đây. Riêng đối với huyện Cầu Ngang có 2.724 hộ nuôi tôm đã bị thiệt hại gần 350 triệu con giống chiếm hơn 54% số hộ thả nuôi trong toàn huyện với diện tích hơn 1.870 ha. Ước thiệt hại gần 350 tỉ đồng, tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, Long Sơn và Thạnh Hòa Sơn. Hầu hết các xã này đều bị thiệt hại trên 70%. Đặc biệt, xã Mỹ Long Nam là địa phương bị thiệt hại nặng nhất gần 90% diện tích thả nuôi.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, đến ngày 22/4, ở địa phương này có đến 2.470ha tôm nuôi bị thiệt hại. Tại tỉnh Sóc Trăng có trên 1.400 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn. Các huyện của tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm lớn bị thiệt hại nhiều là Vĩnh Châu với trên 780 ha, Mỹ Xuyên có gần 300 ha và Trần Đề có 270 ha. Tại tỉnh Cà Mau, theo đánh giá của Sở NN-PTNT, địa phương đã có trên 1.200 ha tôm nuôi thiệt hại trắng.

Trước tình hình dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp, lây lan trên diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã công bố dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời, Sở NN-PTNT các tỉnh đã chỉ đạo thành lập nhiều đoàn kiểm tra nguyên nhân dẫn đến tôm chết, qua đó có giải pháp giúp bà con khắc phục sản xuất.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm