| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai

Thứ Sáu 21/07/2017 , 19:35 (GMT+7)

Ngày 21/7, Cục Trồng trọt tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) và ngập lụt, thích ứng với BĐKH tại vùng ĐBSCL.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu từ các viện, trường trong nước và chuyên gia nông nghiệp ở một số nước trong khu vực cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham dự.

Mùa lũ ở ĐBSCL sẽ không còn lũ lớn (ảnh: HĐ)

Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết bất thường ảnh hưởng đến SX nông nghiệp nước ta, nhất là ở vùng ĐBSCL. GSTS Nguyễn Hồng Sơn, Cục Trưởng Cục Trồng trọt, nhận định: Trong 10 ngày vừa qua mưa lớn xảy ra trên nhiều vùng cả nước. Ở một số tỉnh phía Bắc xảy ra mưa lũ, lụt nặng trong khi các tỉnh phía Nam mưa nhiều kéo dài, số giờ nắng ít, năng suất lúa giảm. Trước những diễn biến thiên tai phức tạp, bất thường và khó dự đoán, trong thời gian qua cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học, các địa phương cùng với các tổ chức quốc tế trợ giúp, các Bộ ngành đã đưa ra nhiều giải pháp đối phó.

Theo GS Nguyễn Hồng Sơn, vừa qua Cục Trồng trọt cùng với Viện lúa quốc tế (IRRI), Chương trình biến đổi khí hậu (BĐKH) - Nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS) khu vực Đông Nam Á phối hợp thực hiện các chương trình nghiên cứu, tìm giải pháp căn cơ, xây dựng bản đồ đánh giá về những tác động tiêu cực do BĐKH nhằm giúp các địa phương có giải pháp ứng phó. Qua đó các địa phương chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch SX, các mô hình canh tác nông nghiệp đối phó trước BĐKH.

Trong các các giải pháp ứng phó, các địa phương thảo luận xây dựng nhóm giải pháp phù hợp với từng tiểu vùng; xây dựng bản đồ chuyển dịch về cơ cấu cây trồng không bị tác động bởi BĐKH. Bên cạnh đó một nhóm giải pháp vừa qua cho thấy rất hiệu quả là bố trí lịch thời vụ là né tránh những bất lợi do hạn, mặn xâm nhập hay vụ TĐ trong vùng tránh lũ sớm.

Tại hội thảo các chuyên gia từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam đã báo động về những thách thức của BĐKH tác động đến SX tại vùng ĐBSCL. Đó là nguồn nước. Dòng chảy từ thương lưu sông Mekong biến động bất thường, khó dự đoán. Lũ nhỏ, hiếm xảy ra lũ lớn, lũ xuất hiện sớm và gần 90% là lũ vừa và nhỏ. Khả năng mất lũ rất lớn. Lũ nhỏ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn XNM và XNM xuất hiện sớm. Trong khi dấu hiệu mực nước biển dâng cao và trong tương lai nguồn nước khó dự báo trước tác động từ các công trình xây dựng thủy điện khu vực thượng lưu sông Mekong.

Bên cạnh đó một số nhà nhà khoa học từ Viện khoa học khí tượng thủy văn và BĐKH Việt Nam (IMHEN), Viện nghiên cứu BĐKH trường Đại học Cần Thơ, IRRI/CCAFS đã xây dựng các kịch bản rủi ro lũ lụt, XNM ở ĐBSCL ảnh hưởng đến SX lúa; Xây dựng bản đồ nguy cơ thiên tai và các biện pháp ứng phó cho các tỉnh ĐBSCL; đồng thời dự báo tình hình khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến SX lúa tại các tỉnh ĐBSCL dước tác động BĐKH. Dựa trên bản đồ rủi ro thiên tai, Cục Trồng trọt đề xuất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ theo tiểu vùng SX ở ĐBSCL.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn: “Hội thảo nhằm tìm những giải pháp khắc phục bất lợi do BĐKH, dịch bệnh; thống nhất ý kiến với các địa phương về kế hoạch thời vụ gieo trồng mang tính liên vùng, có sự phối hợp giữa các địa phương, trên cơ sở xác định 3 yếu tố chính: Nguồn nước; Tác động cực đoan BĐKH và dịch bệnh; Năng lực SX ở mỗi địa phương và thị trường.”

 

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.