| Hotline: 0983.970.780

Đề án, chương trình cho nông nghiệp Thủ đô

Thứ Năm 10/07/2014 , 13:10 (GMT+7)

Tốc độ đô thị hóa mạnh đã tạo không ít khó khăn cho SX nông nghiệp khi đất canh tác dần thu hẹp, nông dân không mặn mà với đồng ruộng, số hộ nông nhàn ngày càng tăng.

Trước những tồn tại đó, ngành NN-PTNT TP Hà Nội đã không ngừng tìm tòi, chuyển giao KHKT đưa những giống cây, con chất lượng vào SX. Đặc biệt, những năm gần đây, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án, chương trình SX cho hiệu quả kinh tế cao, tạo diện mạo mới cho nhiều vùng nông thôn.

Đơn cử như vùng hoa phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. Chịu tác động không nhỏ từ cơn lốc đô thị hóa, nhiều người dân nơi đây đã bỏ cả nghề trồng hoa truyền thống của địa phương.

Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND phường Tây Tựu cho biết, hiện xã còn 340 ha đất nông nghiệp thì 100% diện tích đều trồng hoa với các loại như hoa lily, hoa lan, hoa cúc… Nhiều hộ SX nhỏ lẻ, manh mún theo tập quán cũ. Từ năm 2012, khi Hà Nội triển khai đề án phát triển SX hoa, cây cảnh, nông dân Tây Tựu đã tiếp cận KHKT, đưa được các giống hoa chất lượng vào trồng.

Nhờ đề án, đến nay nông dân Tây Tựu không chỉ khôi phục được nghề trồng hoa mà còn vươn lên làm giàu. Hiện trung bình các mô hình trồng hoa của phường đạt từ 400 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha.

Đánh giá về đề án SX hoa, cây cảnh của thành phố, bà Hoàng Thị Hòa, GĐ Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, việc triển khai đề án đã  tăng nhanh diện tích trồng hoa, đặc biệt là các loại hoa có giá trị kinh tế cao như lan, lily, hồng, đào…

Mô hình đã góp phần giảm nhanh một số loài hoa trước kia phải nhập khẩu, giảm giá thành cho người SX. Trồng hoa chất lượng cao đã trở thành nghề mới, làm giàu cho nông dân một số huyện.

Để triển khai đề án hiệu quả, thời gian qua Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tập huấn chuyên sâu 6 lớp cho 120 cán bộ kỹ thuật nòng cốt tại các huyện; 138 lớp ngắn ngày SX một số loại hoa chính cho 6.900 lượt nông dân và kỹ thuật viên cơ sở; tập huấn kỹ thuật tại chỗ cho 1.000 lượt nông dân. Hiện các mô mình trồng hoa cho hiệu quả từ 800 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/ha.

Ngoài đề án phát triển hoa cây cảnh của thành phố, ngành nông nghiệp Thủ đô còn triển khai nhiều chương trình, đề án như: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; Đề án phát triển và tiêu thụ chè an toàn;

Ngoài ra, vùng đồi gò tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là cây ăn quả, chè, phát triển trang trại và chăn nuôi gia súc tập trung. Vùng bãi ven sông tập trung phát triển cây rau đậu thực phẩm, rau an toàn, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh...

Đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; Đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao; Đề án SX rau an toàn; Chương trình phát triển lúa hàng hóa; Đề án chuyển đổi rừng keo, bạch đàn sang trồng rừng sinh thái…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng, từ những đề án, chương trình của ngành nông nghiệp, Hà Nội đã hình thành được những vùng SX hàng hóa tập trung, giúp nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy căn bản chương trình xây dựng NTM tại các xã, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn.

Việc phát triển các chương trình, đề án được gắn chặt chẽ với định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp Thủ đô. Khi phát triển theo quy hoạch, những vùng SX chuyên canh sẽ hình thành, tạo chuỗi SX và quản lý tốt về chất lượng nông sản.

Cụ thể, đối với cây lúa, Hà Nội sẽ duy trì khoảng 92.000 ha tập trung chủ yếu tại các vùng thuận lợi về tưới, tiêu, đất đai màu mỡ, vùng truyền thống. Vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao 40.000 ha canh tác tập trung tại 8 huyện trọng điểm lúa.

Đối với chăn nuôi, phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Phát triển chăn nuôi vùng tập trung xa khu dân cư tại các huyện có điều kiện về đất đai như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Đông Anh.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất