| Hotline: 0983.970.780

Để điệu then vang mãi ở Tây Nguyên

Thứ Ba 26/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Kể từ khi đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên, người dân tộc Tày luôn xem hát then món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Kể từ khi đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên, người dân tộc Tày luôn xem hát then món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Song hiện nay, việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa truyền thống này ở buôn Krông, xã Đur Kmăl, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) lại không hề đơn giản.

Toàn buôn Krông hiện có 90 hộ dân, trong đó có 50 hộ là người Tày di cư từ Cao Bằng vào từ những năm 1990. Vài năm trở lại đây, đời sống kinh tế của bà con đã có bước phát triển, nhiều nét phong tục, tập quán của đồng bào Tày cũng được chú trọng phục hồi, đặc biệt là điệu hát then.

Năm 2005, Đội văn nghệ hát then buôn Krông được thành lập, hoạt động thường xuyên đội văn nghệ có 8 người (đàn, hát do 6 chị em phụ nữ đảm nhiệm; còn đàn ông thì thổi sáo). Chị Nông Thị Ánh, Đội trưởng Đội Văn nghệ buôn Krông, cho biết, bên cạnh các đợt biểu diễn trên huyện, giao lưu với các xã bạn, hằng năm, vào những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi trong buôn, đội văn nghệ hát then cũng tham gia rất sôi nổi.

Để phong trào của đội hoạt động lâu dài, ngoài thời gian lao động sản xuất, vào tối thứ Bảy hằng tuần, họ thường tập trung tại nhà văn hóa buôn để luyện tập và đàn hát cho nhau nghe. Thông qua đội văn nghệ, các chị còn có dịp trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Hát then, nghệ thuật độc đáo của người Tày

Hát then ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày nên lời hát then sự phản ánh chân thực cuộc sống của bà con, biểu lộ tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn rất bình dị của người nông dân.

Được nghe những lời ca trong bài "Ơn Đảng" do chị Lương Thị Phiên thể hiện mới thấy được tấm chân tình của người dân nơi đây: “Chúng tôi là dân Cao Bằng, Bắc Kạn, nhờ có chính sách của Đảng, của Bác Hồ, chúng tôi mới được vào đây làm ăn sinh sống. Bây giờ ổn định cuộc sống, con cháu được thầy cô giảng dạy, có đường, xe đi lại dễ dàng, cuộc sống được vinh quang hạnh phúc, dân chúng tôi sẽ là nhớ mãi…".

Các bài then còn có nội dung phê phán thói hư tật xấu, đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người, có tác dụng răn đe, giáo dục mọi người: “Có làm thì mới có ăn, thật thà, chất phác mọi người đều thương…”, hay bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với những số phận không may mắn, người tật nguyền, mồ côi... Đó chính là nét văn hóa độc đáo của đồng bào người Tày sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên này.

Trong số 50 hộ người Tày tại buôn Krông, chỉ còn 8 thành viên trong Đội văn nghệ còn lưu giữ được làn điệu hát then. Song, hầu hết họ đều ở tuổi 35- 40, học hát then từ khi còn ở quê Cao Bằng. Lớp thanh niên hiện nay không còn thiết tha với nét văn hóa truyền thống này nữa, bởi trước đây, khi theo bố mẹ vào Đăk Lăk lập nghiệp thì tuổi còn nhỏ, vào đây không được tiếp xúc với môi trường văn hóa hát then phong phú, rộng lớn như trước nên đã tác động rất lớn đến lối nghĩ của họ.

Chị Nông Thị Ánh tâm sự, điều đáng lo ngại của chúng tôi là nếu mai này các thành viên trong đội hát then già đi, trong khi lớp trẻ đang quay lưng lại thì nét văn hóa truyền thống của người Tày trên đất Tây Nguyên sẽ có nguy cơ mất hẳn.

Anh Ma Văn Trọng, một trong hai người của buôn, còn biết thổi sáo tâm sự: "Môi trường giao lưu văn nghệ, tập quán sinh hoạt đang dần bị thu nhỏ lại. Bên cạnh đó, lớp trẻ lớn lên thường đi học, làm xa gia đình nên không mấy ai còn muốn học hát then nữa".

Tuy nhiên, với đồng bào dân tộc Tày nói chung, hát then không chỉ là một nét văn hóa truyền thống quý báu mà còn mang đậm giá trị tâm linh. Trước nguy cơ đang dần mai một như hiện nay, việc tìm người kế tục cho làn điệu hát then ở buôn Krông đang trở thành nỗi lo canh cánh đối với những người “nghệ sĩ của buôn”. Hằng năm, các thành viên vẫn thường tìm mọi cách để thu hút lớp trẻ kế tục như, góp tiền mua quần áo truyền thống, chế tác đàn, sáo...

Đội văn nghệ kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ... vận động từng hộ gia đình có con em trong độ tuổi thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt đội, khuyến khích bằng cách mỗi buổi tham gia sẽ được 5000 đồng (trích từ quỹ của thôn). Song, chỉ duy trì được mấy ngày đầu, về sau các em bỏ học dần.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất