| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị 2 án tù chung thân

Thứ Ba 14/01/2014 , 10:08 (GMT+7)

2 bị cáo bị đề nghị mức án này là là Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè).

Đó là đề nghị của đại diện VKS trong ngày thứ 6, phiên tòa xét xử “đại án” Huyền Như sáng 13/1. Theo đó, 2 bị cáo bị đề nghị mức án này là là Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè). 

>> ''Chúng tôi sai vì đã quá tin Huyền Như''
>> Lỡ đâm lao đành phải theo lao
>> Người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ nổi bật ở tòa

Bị cáo Huyền Như bị đề nghị mức án tổng hợp là tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, buộc Huyền Như bồi thường gần 4.000 tỉ đồng cho 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân.


2 bị cáo Huyền Như và Anh Tuấn bị VKS đề nghị mức án tù chung thân

Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn, người đã giúp sức để Như chiếm đoạt của 4 công ty với tổng số tiền hơn 1.678 tỉ. Tại phiên tòa, bị cáo Anh Tuấn không khai báo thành khẩn và không nhận tội nhưng căn cứ vào kết quả điều tra và các bị cáo có liên quan đủ cơ sở kết luận bị cáo Tuấn phạm tội như cáo trạng đã quy kết. Với hành vi phạm tội như trên, Võ Anh Tuấn cũng bị VKSND TP.HCM đề nghị mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, buộc Anh Tuấn phải nộp lại 10 tỷ đồng.

Các bị cáo nhóm tội “cho vay lãi nặng” Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí bị đề nghị mức án từ 9 tháng đến 3 năm tù. Đối với Phạm Anh Tuấn (giám đốc Cty Thái Bình Dương), đại diện VKS nhận định, Phạm Anh Tuấn đã cho vay trái quy định về quản lý sử dụng vốn, bị Như chiếm đoạt 1.493 tỷ đồng, cá nhân bị cáo hưởng lợi bất chính 121 tỷ.

Tuy Tuấn không thừa nhận hưởng lợi nhưng căn cứ vào lời khai của Huyền Như và các cá nhân có liên quan cùng các chứng cứ thu thập từ quá trình điều tra, có thể xác định Tuấn là khách hàng VIP của chi nhánh Vietinbank TP.HCM. Các đồng phạm có liên quan có vai trò giúp sức cho Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, gây ra hậu quả nghiêm trọng nên VKS cũng đề nghị cần xử phạt nghiêm.

Đại diện VKS nhận định: hành vi của các bị cáo ngoài việc gây ra hậu quả nghiêm trọng với số tiền đặc biệt lớn, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nhiều mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước…

Theo đại diện VKS, mặc dù bị cáo Huyền Như có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải và thực hiện hành vi phạm tội khi đang mang thai. Đây là những tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, hậu quả Huyền Như gây ra đặc biệt nghiêm trọng nên cần áp dụng mức án nêu trên.

Các bị cáo Lương Thị Việt Yên, Hồ Hải Sỹ (nguyên trưởng và phó phòng giao dịch Vietinbank Võ Văn Tần) và Lê Ngọc Lợi (nguyên giao dịch viên phòng giao dịch Võ Văn Tần) bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng bị đề nghị mức án từ 4 đến 10 năm tù.

VKSND TP.HCM cũng đưa ra các kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với 8 cá nhân đã đứng tên vay tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB); Kiến nghị khởi tố bà Vũ Hồng Hạnh (Tổng giám đốc Công ty Phương Đông) về hành vi giúp sức Huyền Như lừa đảo, có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế”; Kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ hành vi cho vay nặng lãi đối với các đối tượng cho Huyền Như vay mà chưa bị khởi tố…

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm