| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị chỉ bỏ phiếu với 2 mức tín nhiệm

Thứ Năm 12/09/2013 , 15:21 (GMT+7)

Cho ý kiến về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND vừa qua, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ nên để hai mức “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.

Cho ý kiến về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND vừa qua, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ nên để hai mức “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.

Đánh giá việc lần đầu lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và HĐND các cấp, sáng 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý. Theo Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, kết quả cho thấy nhóm đại biểu thuộc dân cử tín nhiệm đều cao, còn nhóm chính quyền thấp hơn.

Ông đề nghị không nên lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu dân cử vì đây là những người ít va chạm với dân. Nếu gặp dân, tiếp xúc với dân thì cũng nói theo luật, theo nghị quyết nên tỷ lệ sai phạm rất hiếm, trừ khi người đó tham ô, nhận hối lộ, đạo đức có vấn đề... "Mục đích của việc lấy phiếu không phải để ca ngợi nhau mà là hàn thử biểu để đánh giá tín nhiệm của người thực thi công vụ", ông nói.


Lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND Hà Nội đầu tháng 7 vừa qua

Đối với việc quy định các mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, không cần làm 3 mức vì tốn thời gian, kinh phí. “Cử tri không ai chú ý phiếu cao nhất làm gì, người ta chỉ nhớ ai có số phiếu thấp nhất thôi”, ông Phước nói. Ngoài đề nghị chỉ nên có hai mức để phân biệt người đủ tín nhiệm hoặc không, đại biểu này cũng cho rằng nên đưa các giám đốc sở vào diện lấy phiếu ở HĐND cấp tỉnh.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, hoạt động cơ quan lập pháp, dân cử là hoạt động tập thể nên người đứng đầu không thể đưa ra quyết định có tính trách nhiệm cá nhân. Điều này khác với bên Chính phủ và các bộ trưởng.

"Đấy là thực tế và trên thế giới cũng chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm với cơ quan hành pháp", ông Hiển nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì cho hay, qua tiếp xúc cử tri, đại đa số ý kiến cho rằng chỉ lấy phiếu ở hai mức, nếu để 3 mức thì chỉ là cách dung hòa, “không ông nào quá 2/3 tín nhiệm thấp hết”. “Đại đa số cử tri cho rằng làm như thế không thực chất, chỉ nên để hai mức tín nhiệm và tín nhiệm thấp thôi”, Phó chủ tịch Quốc hội nói. Đề xuất này cũng nhận được sự tán thành của Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Theo báo cáo của Ban Công tác đại biểu, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, tổng số 47 người được lấy phiếu, không có người nào có tỷ lệ phiếu “tín nhiệm thấp” trên 50%. Còn việc lấy phiếu ở HĐND cấp tỉnh, 2 người ở Gia Lai có tỷ lệ phiếu “tín nhiệm thấp” trên 50%. Con số này ở cấp huyện là 12 người (0,2%), cấp xã là 396 người (0,8%) trong đó có 5 người có trên 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.